Tri ân người có công với cách mạng
Dự hội nghị có Thủ tướng Phạm Minh Chính, các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương cùng hơn 400 đại biểu là người có công và đại diện gia đình người có công.
Đến nay, cả nước đã xác nhận được 9,2 triệu người có công và thân nhân người có công. Chế độ ưu đãi người có công ngày một nâng cao gắn liền với sự đảm bảo công bằng và sự đồng thuận của toàn xã hội. Công tác xem xét, giải quyết hồ sơ tồn đọng được chú trọng.
Chính phủ vừa ban hành nghị định nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng 35,7%, cao hơn một bậc so với mức lương cơ sở.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm làm tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa; đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để hỗ trợ thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, những người có công với cách mạng, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên.
Đời sống của người có công và gia đình người có công với cách mạng được nâng lên cả về vật chất và tinh thần. Đến nay 99% hộ người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú; 99% xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ.
Tuy nhiên, vẫn còn một số thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng còn khó khăn; nhiều liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính.
Thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành và đại diện người có công đã thực hiện nghi thức ra mắt ngân hàng gen (ADN) của liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ.
Thủ tướng đã trao quà tặng người có công với cách mạng và trao giấy chứng nhận ADN cho đại diện 10 gia đình liệt sĩ, trong đó có 4 gia đình liệt sỹ được kết nối – tìm được thân nhân của mình sau hàng chục năm chờ đợi.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
“Chân trần, chí thép” là hình ảnh biểu tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Trong buổi đầu lịch sử, đội quân “chân trần” - ý chỉ những khó khăn về vũ khí trang bị khi mới thành lập, nhưng nhờ ý chí như gang như thép, đã liên tiếp đánh bại quân đội của những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.
Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.
Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
0