Triển lãm Ấm Tử Sa của Trung Quốc tại Hà Nội

Triển lãm trưng bày và giới thiệu nghệ thuật làm Ấm Tử Sa đang diễn ra tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.

Ấm Tử Sa là loại ấm trà nổi tiếng của Trung Quốc, được làm từ đất sét tử sa riêng có của vùng Nghi Hưng, thuộc tỉnh Giang Tô. Khi nung lên, đất tử sa có nhiều lỗ khí, điều này giúp pha trà thơm ngon hơn.

Tôn Phi là nghệ nhân trẻ theo nghề truyền thống của quê hương Nghi Hưng. Anh nổi tiếng bởi tay nghề khéo léo và là tác giả của bài rap về Ấm trà Tử Sa được lưu truyền rộng rãi tại Trung Quốc. Những Ấm trà Tử Sa được làm hoàn toàn thủ công dưới bàn tay điêu luyện của nghệ nhân trẻ. Một chiếc Ấm Tử Sa được đánh giá cao không chỉ bởi tính ứng dụng mà phải có tính nghệ thuật và thẩm mỹ, đặc biệt là ở chất liệu đất tử sa làm ra ấm.

Nghệ nhân Tôn Phi, vùng Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc chia sẻ: "Ở Nghi Hưng hiện có nhiều nghệ nhân trẻ theo nghề truyền thống của quê hương. Khác với những loại ấm thông thường, Ấm Tử Sa có độ xốp, khả năng giữ nhiệt tốt và chứa các khoáng chất vi lượng giúp trà dậy hương, trở nên thơm ngon, đặc trưng hơn. Nghệ thuật là sự kết nối và nguồn cảm hứng không biên giới giữa các nền văn hóa của các dân tộc. Việt Nam và Trung Quốc chúng ta có nhiều điểm tương đồng về văn hóa nên tôi nghĩ rằng triển lãm là minh chứng sống động cho mối quan hệ khăng khít giữa hai quốc gia".

Anh Phạm Văn Nam, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Ấm Tử Sa là sản phẩm mang thương hiệu của các nghệ nhân Trung Quốc. Mình đã tìm hiểu từ lâu và rất vui khi hôm nay có cơ hội đến đây để tham quan không gian trưng bày rất nhiều sản phẩm của nhiều nghệ nhân nổi tiếng".

Vẻ đẹp cổ kính và phóng khoáng của loại ấm trà này đã chinh phục rất nhiều người yêu trà, yêu cái đẹp. Trong chương trình giao lưu văn hoá Việt Nam - Trung Quốc  năm nay, Hiệp hội UNESCO thành phố Hà Nội đã mời được 9 nghệ nhân Trung Quốc tới Hà Nội. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, 25 năm Hà Nội được công nhận là Thành phố Vì hòa bình và 30 năm thành lập Hiệp hội UNESCO Hà Nội.

Triển lãm mở cửa phục vụ khách tham quan đến hết ngày 31/10 tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Làng cổ Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, vẫn còn lưu giữ được những truyền thống và nét dấu xưa đặc trưng của người Hà Nội.

Nghề giày da ra đời không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thiết thực, mà còn mang đậm dấu ấn của từng nền văn hóa. Từ những chiếc dép lá đơn sơ của người Việt, đến những đôi giày da tinh xảo của người Ý, mỗi đôi giày đều là một câu chuyện lịch sử.

Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề lụa nổi tiếng với hơn 1000 năm tuổi, lưu giữ tinh hoa văn hóa qua từng sợi tơ, là biểu tượng của sự khéo léo, sáng tạo và tình yêu bất tận với nghề truyền thống.

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.