Triển lãm 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'
Dù là những đồ dùng rất đỗi giản dị, đơn sơ nhưng ngày nay, có những thứ đã trở thành di sản quý giá. Bởi đó là những vật dụng của nhà Cách mạng Nguyễn Ái Quốc trong thời gian Người hoạt động tại Long Châu, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.
Tháng 8/1944 sau khi ra khỏi nhà tù của Tưởng Giới Thạch, đồng chí Nguyễn Ái Quốc tìm cách về Việt Nam. Trong thời gian đó Người đã ở nhà ông Nông Kỳ Chấn và được bà con dân tộc Choang bảo vệ, che chở và giúp đỡ. Để đến tháng 9 năm 1944, Bác đã về đến căn cứ địa Pác Bó, chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Với hơn 200 tài liệu và hiện vật, Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” giới thiệu đến công chúng những dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn lưu lại trên đất nước Trung Quốc. Rất nhiều hiện vật hình ảnh và tư liệu lần đầu tiên được công bố như: quà tặng bức trướng có in bài thơ Thấm viên Xuân - Tuyết của Chủ tịch Mao Trạch Đông, quạt Tương Phi, là tặng phẩm của Nguyên soái Diệp Kiếm Anh tặng Bác Hồ. Mỗi hiện vật gắn liền với những câu chuyện đầy cảm động về lãnh tụ Hồ Chí Minh và tình hữu nghị với Trung Quốc - nơi Người từng đến nhiều lần, kết giao với nhiều bạn bè Trung Quốc và để lại tình cảm sâu đậm.
Nội dung Triển lãm gồm 3 phần: Dấu chân cách mạng - Khơi nguồn hữu nghị, Khắp dải đất Trung Hoa - Khắc sâu tình hữu nghị, Dấu ấn Hồ Chí Minh - Tình hữu nghị mãi trường tồn. Triển lãm là sự kiện văn hóa thú vị, nhấn mạnh về mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đặt nền móng và dày công vun đắp.
Ngày nay, những địa điểm in đậm dấu chân hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc trở thành địa chỉ đỏ, là di sản tinh thần vô giá, gắn kết và truyền thụ tình hữu nghị “Vừa là đồng chí, vừa là anh em” của hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc Triển lãm Nghệ thuật đương đại "Dấu xưa văn hiến 3 - Thiên Quang”.
Triển lãm sách, báo là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi sự kiện của Triển lãm "80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam" với chủ đề "80 năm, bản hùng ca Chiến sĩ - Nghệ sĩ", đã thu hút đông đảo bạn đọc trong và ngoài quân đội đến tham quan.
Sau một thời gian trùng tu, tôn tạo, dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan đã được hoàn thành.
Sáng 21/12, tại di tích đền Núi Sưa, quận Ba Đình tổ chức lễ kỷ niệm ngày hóa Đức Thánh Thượng Đẳng Phúc Thần - Huyền Thiên Hắc Đế.
Không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử của riêng mảnh đất nghìn năm văn hiến, Bảo tàng Hà Nội còn là một biểu tượng của kiến trúc độc đáo, hòa quyện tinh hoa phương Đông với những nét văn hóa hiện đại.
Với nhiều giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình làng Thành Công thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình) đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.
0