Triển lãm tác phẩm nghệ thuật từ rác thải nhựa đại dương

Một triển lãm các tác phẩm nghệ thuật được làm từ rác thải nhựa đại dương đã được tổ chức tại Thủy cung New York, Mỹ.

Chú chim cánh cụt cao tới 2,4m; cá mập dài hơn 3m; cá thiên thần có màu xanh lam và vàng sáng... tất cả được làm từ các loại rác thải đại dương như bàn chải đánh răng, nắp chai, đồ chơi vứt trên bãi biển và cả những chiếc phao cũ.

Triển lãm mang tên “Dạt vào bờ: Nghệ thuật cứu biển” gồm 35 tác phẩm điêu khắc về sinh vật biển được làm hoàn toàn từ rác thải. Chúng được trưng bày khắp Thủy cung New York, gần nơi ở của những loài sinh vật biển giống chúng.

Một sản phẩm sinh vật biển được làm từ các loại rác thải đại dương.

Tiến sĩ Leigh Clayton, Giám đốc Thủy cung New York của Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã, cho biết, đến với triển lãm này, du khách có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm bằng rác thải nhựa và cả những con vật thực sự, giúp họ cảm nhận được mối liên hệ giữa chúng.

Đơn vị tổ chức cuộc triển lãm, tổ chức phi lợi nhuận Washed Away, được thành lập vào năm 2010 tại Bandon, Oregon. Kể từ đó, khoảng 14.000 tình nguyện viên đã thu thập được hơn 27.000 mảnh vụn rác thải đại dương. Các các phẩm động vật làm bằng nhựa của họ đã được trưng bày trên khắp nước Mỹ và Canada.

Mục đích của sự kiện này là giáo dục công chúng về ô nhiễm nhựa trong đại dương và truyền cảm hứng cho những thay đổi tích cực trong thói quen của người tiêu dùng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban châu Âu (EC) thông báo sẽ áp thuế đối với trứng nhập khẩu từ Ukraine trong vòng hai tuần tới.

Trung Quốc sẵn sàng nghiên cứu kế hoạch kết nối tuyến đường sắt Bờ Đông của Malaysia với các dự án đường sắt khác ở Lào và Thái Lan, qua đó mở rộng mạng lưới đường sắt nội địa ở khu vực Đông Nam Á.

Một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại kho đạn quân sự ở thủ đô N'Djamena, Cộng hòa Chad, làm ít nhất 9 người chết.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản kéo dài 4 ngày, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon có cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Fumio Kishida, thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác song phương.

Mặc dù máy bay chiến đấu do Ấn Độ phát triển vẫn chưa được xuất khẩu, nhưng chính sách ‘Make in India’ (Sản xuất tại Ấn Độ) hay 'Atmanirbhar Bharat' của chính phủ nước này đã được thúc đẩy với đơn đặt hàng lớn cho máy bay trực thăng chiến đấu hạng nhẹ (LCH) Prachand, theo The Eurasian Times.

Giới chức Anh đã phát hiện hơn 800 người tị nạn vượt biển trên những chiếc thuyền nhỏ.