Triển lãm thư pháp 'Nghiên bút còn thơm'
Triển lãm sẽ giới thiệu và trình hiện nghệ thuật thư pháp theo hướng hiện đại, kết hợp với nghệ thuật sắp đặt và ánh sáng, tới công chúng yêu nghệ thuật.
Bên cạnh 70 bức thư pháp chính theo chủ đề, triển lãm còn giới thiệu 41 bức thư pháp nhỏ được chọn lựa ngẫu nhiên.
Các tác phẩm thư pháp đều được sáng tác từ thơ văn Quốc âm (chữ Nôm)/ Quốc ngữ của các danh nhân trong lịch sử nước nhà như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh và nhiều nhân vật gắn bó hoặc có những sáng tác về Thăng Long - Hà Nội, về Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Bên cạnh đó, các tác giả còn sử dụng những nội dung văn chương thời nay viết về Thăng Long, về Hà Nội.
Toàn bộ các tác phẩm chính và các tác phẩm nhỏ sắp đặt theo từng module trưng bày đều được soi sáng từ bên trong, mang lại hiệu ứng xem - cảm mới cho công chúng thưởng thức nghệ thuật.
Sáng 21/12, tại di tích đền Núi Sưa, quận Ba Đình tổ chức lễ kỷ niệm ngày hóa Đức Thánh Thượng Đẳng Phúc Thần - Huyền Thiên Hắc Đế.
Không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử của riêng mảnh đất nghìn năm văn hiến, Bảo tàng Hà Nội còn là một biểu tượng của kiến trúc độc đáo, hòa quyện tinh hoa phương Đông với những nét văn hóa hiện đại.
Với nhiều giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình làng Thành Công thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình) đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
0