Triệu trái tim tiễn biệt Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sống trọn vẹn với tâm niệm lúc sinh thời đó là: "Tất cả đời ta, tất cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì sự trường tồn của dân tộc, sự vẻ vang của giống nòi và hạnh phúc của nhân dân."
Trong hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang, người dân ở mọi miền đất nước đều bày tỏ lòng tiếc thương vô bờ trước sự ra đi của một nhà lãnh đạo giản dị và gắn bó mật thiết với nhân dân. Điều này được minh chứng qua hình ảnh hàng vạn người dân đã về Nhà tang lễ số 5, Trần Thánh Tông, Hội trường Thống Nhất TP. HCM và về quê của Tổng Bí thư tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội để kính viếng và nghiêng mình tiễn biệt ông.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một đời vì nước, vì dân, trân trọng từng giây phút được sống và làm việc vì đất nước, được cống hiến cho hạnh phúc, ấm no của nhân dân cho đến giây phút cuối cùng.
Mọi con đường ở Hà Nội trong hai ngày Quốc tang dường như chỉ dẫn về một địa chỉ duy nhất, Nhà tang lễ Quốc gia số 5, Trần Thánh Tông.
Triệu con tim người Việt Nam từ hơn một tuần nay cũng chỉ hướng về một cái tên duy nhất: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong biển người đêm 25/7, có những bạn trẻ với lòng nhiệt thành yêu nước, có những cụ già tuổi cao, sức yếu và cũng có những em nhỏ chưa học hết lớp 5. Dù có là ai, làm gì, có đến từ đâu thì trong đêm 25/7 họ đều sẵn lòng xếp hàng vài tiếng đồng hồ chỉ để được cúi đầu vài giây trước anh linh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Với họ, đó vừa là bổn phận vừa là niềm vinh dự.
Anh Võ Minh Mạnh – phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm cho biết: “Mặc dù đợi từ lúc 6 giờ nhưng mà hiện tại đã hơn hai tiếng rồi cũng tôi không cảm thấy mệt mỏi, bởi vì khi được đến đây viếng bác là một niềm vinh dự rất lớn, mọi mệt mỏi cũng để ngoài”.
Những giọt nước mắt tiếc thương cho người lãnh đạo toàn đức, toàn tài, người cộng sản kiên trung. Từ người già đến các bạn trẻ, cả những cựu chiến binh trên chiếc nạng sắt. Dòng người lặng lẽ đổ về từ các ngả đường đến Nhà tang lễ Quốc gia chỉ để một lần cuối tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bà Nguyễn Thị Minh Hoa – phường Khâm Thiên, quận Đống Đa cho hay: “Bắt đầu khi nghe tin bác mất, tôi đã khóc rất nhiều. Hôm nay được vào viếng bác thực sự rất xúc động”.
Tại Quảng trường Ba Đình, những người con của Hà Nội đến đây mà mang tâm trạng lặng lẽ hướng về một người lãnh đạo giản dị. Không ai bảo ai, mỗi người đều lựa chọn cho mình trang phục tối màu, thể hiện sự kính trọng, tiếc thương với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bà Thu Hải Đường – phường Khâm Thiên, quận Đống Đa cho biết: “Khi người thân mất, bố mẹ mất thì bộ áo dài truyền thống người dân gốc Hà Nội mặc để làm tang lễ nhưng tôi mượn bộ áo dài này tỏ lòng kính trọng bác. Một người bác, người ông, người cha rất gần gũi, rất bình dị để thế hệ các cháu học và noi theo”.
Mỗi người có một cách biểu lộ cảm xúc riêng nhưng tất cả đều chung một niềm thương tiếc khi đất nước mất đi một người lãnh đạo mẫu mực vì nước vì dân.
Ngày 26/7, chị Đào Thị Hương đã chuẩn bị cho mình một lá cờ nhỏ buộc một dải băng đen để tưởng nhớ Tổng Bí thư.
Chị Đào Thị Hương - phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm chia sẻ: “Cả đời bác bao nhiêu công lao cho dân, cho đất nước, cho Tổ quốc. Bác làm việc, cống hiến cho đất nước đến giây phút cuối cùng.”
21 giờ 30 phút đêm 25/7, hàng nghìn người dân từ tỉnh thành khác nhau vẫn liên tục hướng về thôn Lại Đà. Lặn lội gần trăm cây số về Hà Nội, ông Tô Văn Quảng (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) cùng gia đình đã kiên nhẫn xếp hàng gần một tiếng đồng hồ cùng dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông Tô Văn Quảng cho hay: “Rất là xúc động nhưng cũng rất là tự hào. Một người con của đất nước đã hiến dâng cả trái tim cho đất nước đến hơi thở cuối cùng. Trong đáy lòng, tôi rất cảm kích và thương tiếc, rất nhớ vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước”.
Cho đến sáng sớm ngày 26/7, nắng bắt đầu gay gắt, thời tiết trở nên oi bức nhưng những dòng người vẫn không ngừng đổ về Nhà văn hóa thôn Lại Đà để kính viếng vị lãnh đạo vô cùng kính yêu. Ngoài người dân Hà Nội, có rất nhiều người ở tỉnh xa tới và có mặt từ rất sớm để vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nhớ lại những tình cảm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho thanh niên Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng, các bạn trẻ đã tưởng nhớ Tổng Bí thư với niềm kính trọng từ trái tim về nhà lãnh đạo của Đảng.
Anh Nguyễn Hữu Phương Duy – sinh viên Đại học Kinh tế TP. HCM nói: “Đối với em, bác là một nhà lãnh đạo vô cùng gần gũi, thân thiện và đặc biệt với thế hệ trẻ. Trong những lần phát biểu của mình, bác đã gửi gắm đến thế hệ trẻ hai từ mà em luôn nhớ mãi, đó là tiên phong. Mặc dù rất là thương tiếc khi bác ra đi nhưng những di sản, những lời dặn dò của bác sẽ luôn tồn tại trong tâm trí của em và cũng như thế hệ trẻ ngày nay”.
Các tầng lớp nhân dân TP. HCM bày tỏ lòng kính trọng, tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bài thơ được in và đặt trang trọng trong khung ảnh. Bằng những lời ca, tiếng hát xúc động lý do đến từ sự hiền hậu, giản dị, khiêm tốn mà sâu sắc tình cảm mỗi lần Tổng Bí thư gặp gỡ mà bà con, nhân dân cảm nhận được.
Ngày 26/7, hàng triệu đồng bào Việt Nam giành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng những tình cảm chân thành, yêu mến. Mỗi người có cách thể hiện sự tôn kính nhưng tất thảy đều dâng trào cảm xúc, cảm phục đạo đức cách mạng, tấm lòng yêu nước, thương dân của vị Tổng Bí thư hết lòng phụng sự cho Tổ quốc, nhân dân.
Hàng triệu trái tim đồng bào Thủ đô nói riêng, Việt kiều và đồng bào cả nước nói chung đều dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng những tình cảm yêu mến, kính trọng vô cùng lớn. Mỗi người đều có cách thể hiện sự tôn kính nhưng tất thảy đều dâng trào cảm xúc, cảm phục đạo đức cách mạng, tấm lòng yêu nước thương dân của vị Tổng Bí thư hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.
Hội Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024) vào tối 21/11, tại Hà Nội.
Sáng 22/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
Trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hoà Dominicana, chiều 21/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu chính sách tại Học viện Giáo dục cấp cao về Đào tạo ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa Dominicana với chủ đề: “Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa Đông Nam Á và Mỹ Latinh".
Chiều 21/11, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine.
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, chiều 20/11, theo giờ địa phương, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng bí thư Đảng Phòng trào Cánh tả Thống Nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực của Chính phủ Cộng hòa Dominicana.
0