Trình diễn hát xẩm, hầu đồng phục vụ khách du lịch

Hầu đồng đã được xây dựng lịch trình cố định phục vụ khách du lịch tại Bảo tàng Phụ nữ Hà Nội từ ngày 14/6.

Từ ngày 14/6, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, chương trình trải nghiệm văn hóa "Tín ngưỡng thờ Mẫu" mang chủ đề "Tâm - Đẹp - Vui" sẽ bắt đầu phục vụ du khách tại tầng 3.

Các nghệ nhân trình diễn hầu đồng tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Lần đầu tiên tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, khách tham quan được trải nghiệm thực tế trong 90 phút về hầu đồng và không gian tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt.

Các nghệ nhân thanh đồng đưa khán giả bước vào những cung bậc cảm xúc của tín ngưỡng thờ Mẫu trong một không gian mới - không gian trải nghiệm văn hóa đánh thức mọi giác quan.

Một số nhà nghiên cứu từng nhận xét rằng hầu đồng cần phải xem ít nhất một lần trong đời.

Chương trình trải nghiệm văn hoá thờ Mẫu sẽ chính thức phục vụ du khách từ ngày 14/6.

"Xẩm tàu điện" những tưởng chỉ còn trong ký ức, gần đây người dân và du khách Thủ đô lại bắt gặp trong một tour du lịch đêm với tên gọi "Xẩm on the bus". Tour du dịch đêm là sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật truyền thống với phương tiện giao thông hiện đại.

Tour du lịch đêm độc đáo "Xẩm on the bus".

Trên chiếc xe bus 2 tầng, du khách lần lượt qua các điểm di sản nổi tiếng như Nhà hát Lớn, Hoàng thành Thăng Long, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh…, ngắm Hà Nội về đêm và thưởng thức xẩm do các nghệ sĩ trẻ trình diễn.

"Mình nghĩ đây là cách tốt để quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài", anh Vũ Nguyên Quân, Quận 2, TP. HCM chia sẻ.

Câu chuyện của văn hóa dân gian được kể trên những chuyến xe buýt mang hoài niệm về một thời xưa cũ và nhắc nhớ khán giả trẻ biết đến một nghệ thuật cổ truyền cần được gìn giữ, bảo tồn và phát triển.

Các loại hình nghệ thuật dân gian của Thăng Long – Hà Nội vô cùng phong phú, đa dạng, chứa đựng nhiều kho tàng quý giá về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng và phong tục tập quán.

Nhiều loại hình văn hóa phi vật thể đã được thế giới công nhận là di sản của nhân loại. Nhưng đến nay, ngoài những hoạt động trình diễn nhỏ lẻ vào những dịp kỷ niệm và ngày lễ, phần lớn các loại hình nghệ thuật dân gian đang có nguy cơ mai một, khó có cơ hội lan tỏa đến giới trẻ và bạn bè quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Áp lực cuộc sống dường như đang vắt kiệt dần sức sống của những cư dân đô thị. Nhưng đô thị cũng là nơi góp phần thúc đẩy những mối quan hệ, khiến người ta gần nhau hơn, cùng nhau chia sẻ những mất mát, nỗi cô đơn. Sợi dây kết nối ấy để biết rằng mình đang sống.

Nhằm giáo dục truyền thống, gìn giữ nét đẹp của tà áo dài Việt Nam, nhiều trường học tại Hà Nội đã khuyến khích các cô giáo và học sinh mặc áo dài đến trường vào các ngày đặc biệt.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).

Sau gần 3 năm đại trùng tu, điện Thái Hòa - công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn đang dần được hoàn thiện, chờ ngày đón khách tham quan.

Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam mới, nằm trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, có tổng diện tích gần 400 nghìn m2. Với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, kiến trúc hiện đại, trưng bày về lịch sử chiến tranh, bảo tàng đã tạo một không gian lớn để khách tham quan tương tác và trải nghiệm.

Một không gian trưng bày riêng về The La và tinh hoa của nghề canh cửi được Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nghệ nhân Lê Đăng Toản tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và tôn vinh Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.