Trọng tâm trong chương trình nghị sự của Hội nghị G7

Các cuộc xung đột tại Ukraine và Trung Đông, mối quan hệ với Trung Quốc, những thách thức của trí tuệ nhân tạo là tâm điểm Hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) khai mạc vào ngày 13/6 tại miền Nam Italia.

Ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông báo gói trừng phạt mới nhằm vào Nga, trong đó đặc biệt nhằm vào các công ty Trung Quốc được cho là hỗ trợ Nga gia tăng “ngân sách chiến tranh”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italia.

Những cáo buộc của Mỹ và Liên minh châu Âu về tình trạng dư thừa công suất của Trung Quốc cũng là một nội dung được quan tâm tại hội nghị lần này.

Các nhà lãnh đạo G7 được cho là sẽ xem xét khả năng áp dụng các biện pháp bổ sung, bao gồm cả tăng thuế đối với hàng hoá Trung Quốc nhằm mang lại “sự công bằng” cho các doanh nghiệp Mỹ, châu Âu và nhiều nước khác. Các nhà lãnh đạo G7 có thể sẽ bày tỏ quyết tâm trong việc giải quyết gánh nặng nợ nần mà nhiều thị trường mới nổi và các nước đang phát triển phải đối mặt.

Italia đang thúc đẩy một hiệp định về mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với các công ty đa quốc gia, dù thừa nhận sẽ không thể hoàn tất ngay trong tháng này như kế hoạch.

Trên cương vị Chủ tịch G7, Thủ tướng Italia Giorgia Meloni đã cam kết hành động hết sức mình vì một tương lai công bằng, bền vững và lành mạnh cho tất cả mọi người và ở tất cả mọi nơi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban châu Âu (EC) thông báo sẽ áp thuế đối với trứng nhập khẩu từ Ukraine trong vòng hai tuần tới.

Trung Quốc sẵn sàng nghiên cứu kế hoạch kết nối tuyến đường sắt Bờ Đông của Malaysia với các dự án đường sắt khác ở Lào và Thái Lan, qua đó mở rộng mạng lưới đường sắt nội địa ở khu vực Đông Nam Á.

Một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại kho đạn quân sự ở thủ đô N'Djamena, Cộng hòa Chad, làm ít nhất 9 người chết.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản kéo dài 4 ngày, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon có cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Fumio Kishida, thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác song phương.

Mặc dù máy bay chiến đấu do Ấn Độ phát triển vẫn chưa được xuất khẩu, nhưng chính sách ‘Make in India’ (Sản xuất tại Ấn Độ) hay 'Atmanirbhar Bharat' của chính phủ nước này đã được thúc đẩy với đơn đặt hàng lớn cho máy bay trực thăng chiến đấu hạng nhẹ (LCH) Prachand, theo The Eurasian Times.

Giới chức Anh đã phát hiện hơn 800 người tị nạn vượt biển trên những chiếc thuyền nhỏ.