Trừ điểm GPLX: Giảm cơ hội cầm lái sau mỗi lần vi phạm
Từ 1/1/2025, việc áp dụng khung phạt tăng cường đối với các vi phạm giao thông đã góp phần đưa trật tự giao thông tại nhiều ngã tư vào nề nếp. Nhiều người lái xe đã lựa chọn tuân thủ luật để tránh bị phạt tiền. Tuy nhiên, còn có một lý do khác để mọi người ý thức hơn trong việc chấp hành luật giao thông từ đầu năm mới này, đó là sợ bị trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX).
Theo quy định mới, mỗi GPLX có 12 điểm và có tới 32 hành vi vi phạm luật giao thông bị trừ điểm, thấp nhất là 2-4 điểm một lần vi phạm, cao nhất có thể bị trừ ngay 10 điểm/lỗi. Nhiều hành vi trong số này diễn ra khá phổ biến như: dừng, đỗ xe trái phép; vượt sai quy định; chuyển làn không tín hiệu; sử dụng điện thoại khi lái xe; không chấp hành tín hiệu giao thông; đi ngược chiều, vào đường cấm; chạy quá tốc độ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc trừ điểm GPLX là quy định mang tính răn đe và cảnh báo cao, giúp nâng cao ý thức chấp hành giao thông. Mỗi lần bị trừ điểm, người lái xe sẽ nhận thức rõ hơn về hành vi vi phạm của mình và cố gắng duy trì đủ 12 điểm để lái xe an toàn, cẩn trọng.
Quy định trừ điểm GPLX cũng được đánh giá có tính nhân văn và giáo dục cao. Trước đây, nhiều hành vi vi phạm bị tạm giữ GPLX ngay khi xử phạt, thời gian tối đa có thể lên tới 24 tháng. Nhưng với chế tài lần này, số hành vi bị tước GPLX giảm mạnh, chỉ áp dụng với các vi phạm nghiêm trọng như: lái xe khi có chất ma túy; điều khiển xe lạng lách, đánh võng; hoặc nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/l khí thở.
Thiếu tá Hoàng Văn Bình, Phó Đội trưởng Đội CSGT Đường bộ số 6 - Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội cho biết: "Chúng tôi khuyến cao người dân, phải nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật bởi mỗi hành vi vi phạm, tùy tính chất, mức độ sẽ bị trừ điểm. Và khi bị trừ điểm thì cơ hội để tiếp tục tham gia giao thông sẽ giảm dần".
12 điểm GPLX là số điểm không nhiều, nhưng sẽ đủ với những ai biết tuân thủ luật giao thông. Ngược lại, với những ai thiếu ý thức chấp hành, xem thường luật định thì qua các lần vi phạm, người tham gia giao thông cũng sẽ mất dần cơ hội cầm lái.
Hàng triệu người dân đã đổ ra khắp các ngả đường của Thủ đô để ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam. Lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát hình sự... thuộc Công an thành phố Hà Nội đã được huy động, đảm bảo an ninh trật tự trên các tuyến đường.
Ngày 6/1, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. HCM mở phiên tòa phúc thẩm đối với 139 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.
Liên quan đến vụ việc lái xe ô tô sử dụng ma túy, hất CSGT lên nắp capo khi bị yêu cầu dừng xe đo nồng độ cồn, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Việt Cường, 20 tuổi, trú huyện Thường Tín 13 năm tù do giết người với tính chất côn đồ và nạn nhân là người đang thi hành công vụ.
Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy phối hợp cùng Công an quận vừa tiến hành phiên xét xử công khai vụ án hàng trăm lái xe ôm công nghệ có hành vi "gây rối trật tự công cộng" diễn ra trên địa bàn vào đêm ngày 29/5/2024.
Ngày 6/1, đội tuyển bóng đá Việt Nam về nước sau khi kết thúc chuyến du đấu, trên tất cả tuyến đường, Công an Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường ứng trực, dẫn đoàn, bảo đảm an ninh trật tự cho lộ trình đón đoàn từ sân bay Nội Bài về Văn phòng Chính phủ.
Bắt đầu từ năm 2025, tất cả người dân đều bắt buộc phải phân loại rác từ nhà, bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Tuy nhiên, quy định này hiện vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc.
0