Trụ nước chữa cháy sẽ được lắp đặt trong các ngõ nhỏ
Ngõ 656, phố Lạc Long Quân có chiều dài hơn 500m. Độ rộng con ngõ chỉ khoảng 2m nên nếu có cháy, xe cứu hỏa không thể tiếp cận. Kể từ khi được bổ sung những trụ nước trong ngõ, người dân nơi đây đã cảm thấy yên tâm hơn.
Ông Nguyễn Mạnh Lực (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ) chia sẻ: “Qua các vụ cháy, đến nay, được lắp đặt các trụ nước vào các ngõ nhỏ như thế này chúng tôi rất phấn khởi”.
Theo UBND quận Tây Hồ, trên địa bàn quận có rất nhiều nhà trọ, nhà cho thuê, nhà ở kết hợp kinh doanh trong các ngõ, hẻm nhỏ, khó khăn trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Thời gian tới, quận sẽ tiếp tục lắp đặt thêm 135 trụ nước và hơn 400 đường ống lớn nhỏ trong các ngõ hẻm, với tổng mức kinh phí gần 500 tỷ. Dự kiến trong năm 2025 sẽ hoàn tất, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy để người dân an tâm sinh sống.
Việc lắp thêm các họng nước chữa cháy sẽ giúp lực lượng chức năng có thể đấu nối trực tiếp vòi từ xe chữa cháy vào các họng tiếp nước được đặt ở đầu các con ngõ thay vì phải kéo ống hàng trăm mét từ đường lớn như thông thường. Nhờ đó, tận dụng được thời gian vàng trong công tác chữa cháy.
Thượng tá Hoàng Hà Trung, Phó Trưởng Công an quận Ba Đình, cho biết: “Một mô hình rất đáng được nhân rộng là đưa nước chữa cháy đến tận các ngõ nhỏ, phố nhỏ. Theo đề án của thành phố Hà Nội, từ nay đến năm 2030, tất cả các ngõ sâu 50m xe chữa cháy không vào được thì đều được lắp họng nước chữa cháy”.
Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, hoàn thành lắp đặt 3.050 trụ chữa cháy ngoài nhà; khoảng 9.500 tuyến đường, phố, ngõ, ngách sâu hơn 200m có phương án bổ sung đường ống cấp nước, trụ hoặc họng tiếp nước; hoàn thành khoảng hơn 400 bể nước, trạm bơm chữa cháy tại các khu vực công cộng, bốn bến lấy nước.... góp phần giảm thiệt hại, thương vong do cháy nổ gây ra.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm khai trương phố đi bộ Hồ Gươm, chúng ta cùng nhìn lại hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị di sản quý báu của Thủ đô. Đây không chỉ là câu chuyện về quá khứ với những dấu ấn lịch sử, mà còn là lời mời gọi khám phá vai trò của các không gian công cộng trong đời sống hiện đại.
Trong quá trình phát triển Thủ đô, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo. Với quyết tâm và nỗ lực bền bỉ từ thành phố đến các điạ phương, đơn vị, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển công nghiệp văn hoá.
Chỉ còn khoảng hơn một tháng nữa là bước sang năm 2025, dự báo thời điểm này nhu cầu hành khách đến bến xe đi lại sẽ gia tăng, kéo theo những vi phạm như: xe dừng đỗ đón trả khách sai quy định, chạy rùa bò… gây ùn tắc giao thông, khiến việc di chuyển của người dân gặp nhiều khó khăn.
Với 413/422 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/11 về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, một trong những nội dung được quan tâm là các quy định liên quan đến việc tách bạch, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.
0