Trung Đông rung chuyển vì vụ ám sát lãnh đạo Hamas

Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran xác nhận, lãnh đạo chính trị của phong trào Hamas - ông Ismail Haniyeh đã thiệt mạng trong một vụ ám sát ở thủ đô Tehran, Iran.

Đáng chú ý, vụ ám sát xảy ra ngay sau khi ông Haniyeh tham dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian. Hiện chưa có nhóm hay tổ chức nào lên tiếng thừa nhận thực hiện vụ ám sát.

Theo truyền thông Iran, ông Haniyeh bị sát hại cùng với vệ sĩ trong một cuộc đột kích bằng tên lửa dẫn đường vào nơi ở của ông ở Tehran. Hãng tin Al-Mayadeen dẫn nguồn tin an ninh Iran cho hay tên lửa được phóng từ bên ngoài biên giới Iran.

Vẫn chưa rõ bằng cách nào tên lửa có thể vượt qua được các hệ thống phòng không Iran để tấn công khu nhà. Iran được cho là sở hữu mạng lưới phòng thủ đa tầng phức tạp hàng đầu ở Trung Đông.

Không nhiều quốc gia ở Trung Đông sở hữu các loại máy bay và tên lửa đủ hiện đại để có thể khai hỏa từ bên ngoài biên giới Iran và đánh trúng mục tiêu qua cửa sổ một căn nhà.

Trung Đông rung chuyển vì vụ ám sát lãnh đạo Hamas

Giới quan sát cho rằng lực lượng duy nhất có thể làm được việc này là quân đội Israel, vốn sở hữu tiêm kích tàng hình F-35 cùng các tên lửa dẫn đường có độ chính xác cực cao.

Mặt khác, Tel Aviv từng tuyên bố sẽ tiêu diệt ông Haniyeh và các thủ lĩnh khác của Hamas vì cuộc tấn công của lực lượng này vào Israel ngày 7/10/2023, khiến 1.200 người thiệt mạng và khoảng 250 người khác bị bắt làm con tin. Israel hiện chưa bình luận về thông tin trên.

Nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Trung Quốc đã lên án vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Haniyeh, cảnh báo căng thẳng leo thang có thể nhấn chìm Trung Đông vào ngọn lửa xung đột.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đài phun nước Trevi ở Italy đã được mở cửa lại sau hơn hai tháng vệ sinh và phục hồi, một phần trong công tác chuẩn bị của Rome cho Năm Thánh Công giáo La Mã 2025.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin vào tối ngày 22/12.

Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa bày tỏ sự ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn và nói rằng, ông đã nhận được hàng tỷ lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội này trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.

Tại ngôi làng Ponikla ở Cộng hòa Séc, nghề thổi thủy tinh có truyền thống hơn 150 năm tuổi vẫn đang được duy trì. Nhà xưởng Rautis, đơn vị duy nhất trên thế giới còn sản xuất đồ trang trí Giáng sinh từ cát thủy tinh, không chỉ đang bảo tồn một nghề thủ công truyền thống mà còn góp phần đưa kỹ thuật này đến đông đảo bạn bè quốc tế.

Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.

Albania công bố lệnh cấm TikTok trong vòng một năm do lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội lên trẻ em. Quyết định được đưa ra sau vụ một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vì những tranh cãi qua lại trên mạng xã hội.