Trung Quốc công bố kế hoạch khoa học vũ trụ đến 2050

Ngày 16/10, Trung Quốc đã công bố chương trình phát triển khoa học vũ trụ quốc gia trung và dài hạn, đến năm 2050.

Đây là lần đầu tiên chương trình phát triển khoa học vũ trụ được triển khai ở cấp quốc gia và được công bố bởi Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS), Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc và Cơ quan Vũ trụ Có người lái Trung Quốc.

Chương trình nêu rõ các mục tiêu phát triển khoa học vũ trụ của Trung Quốc, bao gồm 17 lĩnh vực ưu tiên theo 5 chủ đề chính, bao gồm: vũ trụ cực đại, gợn sóng không gian - thời gian, quan sát tổng thể Mặt Trời - Trái Đất, hành tinh có khả năng sinh sống và khoa học sinh học cùng vật lý trong không gian.

Theo Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, mục tiêu tổng thể là triển khai và thực hiện các nhiệm vụ khoa học vũ trụ quốc gia theo từng giai đoạn, đồng thời nâng cao nghiên cứu cơ bản và đào tạo đội ngũ nhân tài chất lượng cao. Chương trình cũng định hướng cho sự phát triển khoa học vũ trụ của Trung Quốc đến năm 2050.

Trong giai đoạn đầu đến năm 2027, Trung Quốc sẽ vận hành các trạm vũ trụ, thực hiện dự án thám hiểm Mặt Trăng có người lái và phê duyệt từ 5 đến 8 nhiệm vụ vệ tinh khoa học. Từ 2028 đến 2035, khoảng 15 nhiệm vụ vệ tinh khoa học sẽ được thực hiện. Giai đoạn từ 2036 đến 2050, Trung Quốc dự kiến sẽ thực hiện hơn 30 nhiệm vụ khoa học vũ trụ và nâng cao vị thế trong các lĩnh vực quan trọng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa bày tỏ sự ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn và nói rằng, ông đã nhận được hàng tỷ lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội này trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.

Tại ngôi làng Ponikla ở Cộng hòa Séc, nghề thổi thủy tinh có truyền thống hơn 150 năm tuổi vẫn đang được duy trì. Nhà xưởng Rautis, đơn vị duy nhất trên thế giới còn sản xuất đồ trang trí Giáng sinh từ cát thủy tinh, không chỉ đang bảo tồn một nghề thủ công truyền thống mà còn góp phần đưa kỹ thuật này đến đông đảo bạn bè quốc tế.

Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.

Albania công bố lệnh cấm TikTok trong vòng một năm do lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội lên trẻ em. Quyết định được đưa ra sau vụ một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vì những tranh cãi qua lại trên mạng xã hội.

Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.

Trong cuộc họp trực tuyến ở Moskva ngày 22/12, Tổng thống Vladimir Putin đã đề cập vụ máy bay không người lái (UAV) tấn công hạ tầng dân sự tại thành phố Kazan, thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga, cách biên giới với Ukraine hơn 1.000 km hôm 21/12.