Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong ngành đóng tàu
Năm 2022 là năm thứ 13 liên tiếp mà Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong ngành đóng tàu, cả về thị phần và tạo ra những đột phá trong thiết kế mẫu tàu có giá trị cao. Theo các số liệu chính thức mới được công bố, Trung Quốc vẫn là nhà đóng tàu hàng đầu thế giới trong 10 tháng đầu năm 2023.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Công nghiệp Đóng tàu Quốc gia Trung Quốc, sản lượng đóng tàu của nước này đã tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái lên 34,56 triệu tấn trọng tải (DWT) trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10, chiếm 49,7% tổng sản lượng của thế giới.
Theo số liệu từ Hiệp hội, các đơn đặt hàng mới tăng 63,3%. Khối lượng đơn đặt hàng sẵn có cho ngành này đạt 133,82 triệu DWT tính đến cuối tháng 10, tăng 28,1% so với một năm trước đó và chiếm 54,4% tổng đơn hàng của thế giới.
Giá trị đơn hàng mà các công ty đóng tàu của nước này đã xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm đạt 21,14 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Zhang Shouguo - Phó Chủ tịch Hiệp hội chủ tàu Trung Quốc cho biết: “Việc trở thành Quốc gia sở hữu nhiều tàu nhất thế giới đã nâng cao niềm tin của chúng tôi trong việc phát triển ngành vận tải biển. Sự gia tăng quy mô đội tàu đã tăng năng lực vận tải biển, góp phần phát triển kinh tế của đất nước”.
Vào ngày 10/12 vừa qua, siêu du thuyền đầu tiên do Trung Quốc tự đóng đã hoàn thành lắp đặt các thiết bị, bàn giao cho nhà vận hành sau khi kết thúc các cuộc thử nghiệm trên biển. Sự kiện này đã đưa Trung Quốc tiến tới năng lực chế tạo tất cả loại tàu phức tạp, có giá trị gia tăng cao.
Tàu du lịch cỡ lớn được coi là một trong ba trụ cột chính của ngành đóng tàu Trung Quốc cùng với tàu sân bay và tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng. Giờ đây, Trung Quốc đã có kinh nghiệm chế tạo cả ba loại tàu này.
TP-150 là loại máy bay huấn luyện sơ cấp và tuần tra, dùng cho huấn luyện phi công quân sự và có thể áp dụng trong hàng không dân dụng. TP-150 được thiết kế bởi các kỹ sư của hãng Flying Legend Italy.
AS700 là tàu bay dân dụng dạng khí cầu có người lái do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), nhà sản xuất máy bay hàng đầu của nước này, phát triển.
Phó Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1578/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội số 2.1 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
Hãng hàng không Juneyao Airlines đã bắt đầu khai thác đường bay thẳng kết nối Hà Nội, TP.HCM và Thượng Hải, tạo thêm sự lựa chọn cho người dân.
Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội hiện đang trong giai đoạn thi công đoạn ngầm. Về công tác khoan hầm, tính đến ngày 9/12 đã đào được 665m và 440 vòng vỏ hầm đã được lắp đặt.
Trong tháng 12, Vietnam Airlines nhận thêm ba máy bay mới bao gồm một chiếc Boeing 787-10 Dreamliner và hai chiếc Airbus A320neo, đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
0