Trung Quốc hứng chịu bão cát và ô nhiễm không khí
Theo Đài Khí tượng Trung ương Trung Quốc, đây đã là trận bão cát thứ 4 ở Bắc Kinh và khu vực miền Bắc trong vòng một tháng trở lại đây, và đợt bão cát thứ 8 kể từ đầu năm đến nay. Con số này cao hơn mức trung bình trong 10 năm qua, làm dấy lên lo ngại về sức khỏe của người dân khi thường xuyên phải chống chọi với bụi mịn.
Các hình ảnh đăng tải trên truyền thông địa phương và các mạng xã hội cho thấy, hôm 10/4/2023, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc bị bao trùm bởi lớp bụi màu cam do bão cát gây ra. Giới chức Bắc Kinh khuyến cáo người già và trẻ nhỏ ở trong nhà, trong khi người trưởng thành khỏe mạnh tránh hoạt động ngoài trời. Người dân cũng được khuyên đóng cửa sổ, đeo khẩu trang hoặc kính chắn bụi.
Bão cát thường xảy ra ở Bắc Kinh nói riêng, và khu vực miền Bắc Trung Quốc nói chung do đặc điểm địa hình và khí hậu. Tuy nhiên, nếu như mọi năm, khu vực này chỉ hứng chịu 5-6 trận bão cát, thì tính từ đầu năm đến nay, đây là đợt bão cát thứ 8. Nguyên nhân được cho là năm nay, lượng mưa ít, khí hậu khô hanh dẫn đến thảm thực vật, nhất là cỏ trên sa mạc phát triển chậm, không giữ được cát. Do đó, số lượng và cường độ các trận bão cát cũng mạnh hơn.
Chuyên gia Quế Hải Lâm của Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc cho biết do ảnh hưởng của không khí lạnh, cùng với xoáy thuận nhiệt đới từ Mông Cổ trở thành chất xúc tác thuận lợi, vận chuyển cát, bụi từ các khu vực nguồn cát ở hạ lưu ra các khu vực xa hơn. Các hạt cát mang theo kim loại nặng và chất gây dị ứng, vì vậy những người mắc bệnh tim mạch hoặc dị ứng nên ở trong nhà và thực hiện các biện pháp bảo vệ.
Trong nhiều năm, Trung Quốc đã tích cực trồng rừng và giải quyết tình trạng sa mạc hóa ở các vùng phía Bắc của đất nước, đặc biệt là ở Nội Mông, giáp với Mông Cổ. Tuy nhiên, các chuyên gia môi trường cho rằng, chỉ trồng cây thôi không thể khiến bão cát biến mất. Bởi rừng phòng hộ chỉ làm giảm đáng kể tần suất bão cát bắt nguồn từ biên giới Trung Quốc, nhưng kém hiệu quả hơn khi đối mặt với bão cát từ các quốc gia khác. Do đó, tình hình hiện tại nhấn mạnh sự cấp bách của Trung Quốc và nước láng giềng Mông Cổ trong việc tiếp tục tăng gấp đôi nỗ lực chung để chống sa mạc hóa.
Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.
Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.
Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.
Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
0