Trung Quốc là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam
Với nhiều lợi thế trong hợp tác kinh tế thương mại, nhiều năm qua, trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc duy trì đà tăng trưởng ổn định và bền vững. Đặc biệt, trong những năm qua, Trung Quốc liên tục là thị trường lớn nhất của nhiều nông sản Việt.
Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam, cho hay: "Thị trường Trung Quốc là thị trường tỷ dân và rất gần Việt Nam, cũng như phong cách mua sắm tiêu dùng và các ngành hàng tương tự như Việt Nam. Tôi có thể nhận định rằng với 11 năm xuất khẩu sang Trung Quốc, tôi thấy rằng thị trường Trung Quốc là thị trường tiềm năng. Hơn nữa, họ lại có lối sống khá giống người Việt. Họ cũng mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử. Tôi nghĩ rằng thị trường Trung Quốc là thị trường đáng để người Việt Nam chúng ta đầu tư vào".
Trong 9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 148,6 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc đạt 43,6 tỷ USD, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 105 tỷ USD. Riêng mặt hàng rau quả, 9 tháng, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất với kim ngạch đạt 3,79 tỷ USD.
Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, cho biết: "Trong thời gian vừa qua, với kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không ngừng tăng trưởng, Việt Nam và Trung Quốc là hai đối tác quan trọng của nhau và ngày càng khẳng định được vị trí của nhau trên trường thế giới. Đối với thị trường Trung Quốc, Việt Nam coi trọng tất cả các tỉnh và địa bàn của Trung Quốc. Các doanh nghiệp Việt cần phải nghiên cứu để tìm hiểu cơ chế chính sách của các địa phương của Trung Quốc và của thị trường Trung Quốc để đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu về kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng Trung Quốc cũng như các điều kiện đặt ra của phía Trung Quốc để chúng ta đảm bảo xuất khẩu hàng hóa ngày càng bền vững và ổn định hơn".
Hiện tại, Việt Nam và Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy "kết nối cứng" giữa hai nước về vấn đề logistics. Bên cạnh đó, nâng cấp "kết nối mềm" về hải quan thông minh, cửa khẩu thông minh nhằm tạo thuận lợi và nâng cao hơn nữa giao lưu thương mại giữa hai bên.
Hiện Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều khung khổ hội nhập như FTA ASEAN - Trung Quốc, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… Từ nay đến hết năm 2024, với đà cải thiện mạnh mẽ về thương mại trong nửa đầu năm, dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc có thể tiến sát mốc 200 tỷ USD.
Cục Thống kê Hà Nội cho biết, thu hút đầu tư nước ngoài năm 2024 dự kiến đạt trên 2 tỷ USD, tăng 78% so với năm 2023.
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất được Tổng cục Hải quan công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đến hết ngày 15/12 đạt trên 747 tỷ USD.
Ngày 23/12, giá vàng miếng trong nước bất ngờ giảm mạnh, với giá vàng một số thương hiệu đã trượt mốc 83 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn vẫn duy trì ổn định.
Tổng cục Thuế cho biết cơ quan thuế đã thu hồi gần 4.300 tỷ đồng của 6.500 người nợ thuế qua hình thức tạm hoãn xuất cảnh.
Không khí Giáng sinh đang dần tràn ngập khắp các con phố nhưng sức mua trên thị trường quà tặng Noel năm nay lại không mấy khả quan. Không ít chủ cửa hàng thận trọng nhập hàng do dự đoán tình hình kinh doanh khó khăn.
Dữ liệu của Cơ quan thống kê liên bang Rosstat cho thấy lạm phát ở Nga trong tháng 11 lên tới 1,43%, gần gấp đôi mức tháng 10.
0