Trung Quốc nỗ lực cải thiện hệ sinh thái núi Tần Lĩnh

Sau những nỗ lực trong hơn một thập kỷ qua nhằm cải thiện hệ sinh thái tự nhiên, khu vực rừng rậm bao quanh dãy núi Tần Lĩnh, tỉnh Thiểm Tây, đã gia tăng quần thể một số loài động vật quý hiếm.

Khu vực trải rộng trên diện tích hơn 50.000 km² khắp Thiểm Tây và một số tỉnh lân cận, được coi là ngân hàng gen động vật hoang dã của Trung Quốc với rất nhiều loài thực vật và động vật đa dạng. Tỷ lệ che phủ rừng ở khu vực miền núi này đã tăng lên đáng kể sau nhiều thập kỷ nỗ lực bảo tồn môi trường, nhằm vào các đối tượng gây ô nhiễm lớn như các công trường xây dựng trái phép, hầm mỏ và bãi thải của hầm mỏ. Các khu bảo tồn đã được thành lập trên khắp dãy núi Tần Lĩnh, trong đó riêng Thiểm Tây đã thiết lập 115 khu bảo tồn trên diện tích 26.000 km², tương đương gần một nửa diện tích đất của ngọn núi.

Hiện tại, tỷ lệ che phủ rừng ở dãy núi Tần Lĩnh ở mức hơn 82%. Trung Quốc đặt mục tiêu tăng thêm 3% vào cuối năm nay. Những khu rừng tươi tốt cung cấp môi trường sống lý tưởng cho các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng khác nhau, bao gồm gấu trúc với quần thể hoang dã lên tới 345 cá thể.

Khu vực Thiểm Tây thuộc dãy núi Tần Lĩnh là nơi sinh sống của khoảng 6.000 con khỉ mũi hếch vàng, một loài khỉ hiếm đang được bảo tồn tại đây. Các chuyên gia cho rằng sự gia tăng dân số của quần thể khỉ một phần có thể do công nghệ nhận dạng khuôn mặt AI do Đại học Tây Bắc Trung Quốc phát triển.

Gấu trúc sống trên dãy núi Tần Lĩnh.

Ông Guo Songtao, Giáo sư tại Trường Đại học Tây Bắc, cho biết: "Công nghệ nhận dạng khuôn mặt khỉ của chúng tôi có khả năng xác định chính xác một con khỉ dựa trên các đặc điểm khuôn mặt. Hiện tại, chúng tôi có khả năng xác định chúng và thậm chí có khả năng tiến hành phân tích hành vi của loài khỉ này".

Dãy núi hiện cũng là nơi sinh sống của hơn 10.000 cá thể cò quăm mào, một loài chim đã được chính quyền Trung Quốc nỗ lực bảo tồn trước nguy cơ tuyệt chủng.  Ông Liu Yinzeng, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Trung Quốc, cho hay: “Việc khôi phục quy mô quần thể của một loài có nguy cơ tuyệt chủng như vậy lên hơn 10.000 con là một thành công mang tính bước ngoặt và độc đáo về việc phục hồi động vật của Trung Quốc”.

Nhằm thực hiện công tác bảo tồn trong khu vực, chính quyền địa phương đã cấm săn bắn và sử dụng một số loại phân bón, thuốc trừ sâu để tạo điều kiện sinh sống lý tưởng nhất cho các quần thể động vật quý hiếm sinh sống tại đây.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 7/10, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã kêu gọi Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đóng vai trò chủ chốt trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar.

Thống đốc bang Florida của Mỹ, ông Ron DeSantis đã mở rộng lệnh tình trạng khẩn cấp ra 51 quận của bang này, đồng thời khuyến cáo người dân chuẩn bị sẵn sàng cho việc sơ tán khi bão Milton đã mạnh lên cấp độ 2 trên thang bão 5 cấp.

Lực lượng cứu hộ đang khẩn trương triển khai chiến dịch tìm kiếm cứu hộ, sau khi một trận lũ quét bất ngờ xảy ra tại khu vực Jablanica, cách thủ đô Sarajevo khoảng 70 km về phía Tây Nam, khiến nhiều người mất tích.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp, ông Jean-Noel Barrot ngày 7/10 đã gặp Thủ tướng Palestine Mohammad Mustafa tại Ramallah, Bờ Tây, trong một nỗ lực thúc đẩy nhằm đạt được lệnh ngừng bắn tại khu vực.

Sau những nỗ lực trong hơn một thập kỷ qua nhằm cải thiện hệ sinh thái tự nhiên, khu vực rừng rậm bao quanh dãy núi Tần Lĩnh, tỉnh Thiểm Tây, đã gia tăng quần thể một số loài động vật quý hiếm.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo Mỹ sẽ đối mặt với "những hậu quả nguy hiểm" nếu tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine thay vì ủng hộ giải pháp Nga đề xuất mà theo đó Moscow sẽ kiểm soát một số vùng lãnh thổ.