Trung Quốc phản đối EU áp thuế bổ sung với xe điện

Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 13/6 đã ra tuyên bố kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) thay đổi kế hoạch áp thuế đối với các dòng xe ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời cảnh báo khả năng đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về mức thuế mới của khối.

Thông điệp của Trung Quốc được đưa ra sau khi Ủy ban châu Âu (EC) ngày 12/6 thông báo cho các nhà sản xuất ô tô rằng khối sẽ áp dụng mức thuế bổ sung lên tới 38,1% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc từ tháng tới. Đây là một phần trong chính sách thương mại mới của EU nhằm bảo vệ ngành công nghiệp ô tô của EU trước sự cạnh tranh từ các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ.

Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 13/6 đã ra tuyên bố kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) thay đổi kế hoạch áp thuế đối với các dòng xe ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ngay sau thông báo trên, Bộ Thương mại Trung Quốc đã ra tuyên bố bày tỏ rất bất bình về kế hoạch của EU, khẳng định Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nước này.

Nhập khẩu ô tô điện từ Trung Quốc vào EU đã tăng vọt từ khoảng 57.000 xe vào năm 2020 lên khoảng 437.000 xe vào năm 2023.

Theo Viện Kinh tế quốc tế Peterson có trụ sở ở Mỹ, nhập khẩu ô tô điện từ Trung Quốc vào EU đã tăng vọt từ khoảng 57.000 xe vào năm 2020 lên khoảng 437.000 xe vào năm 2023./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban châu Âu (EC) thông báo sẽ áp thuế đối với trứng nhập khẩu từ Ukraine trong vòng hai tuần tới.

Trung Quốc sẵn sàng nghiên cứu kế hoạch kết nối tuyến đường sắt Bờ Đông của Malaysia với các dự án đường sắt khác ở Lào và Thái Lan, qua đó mở rộng mạng lưới đường sắt nội địa ở khu vực Đông Nam Á.

Một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại kho đạn quân sự ở thủ đô N'Djamena, Cộng hòa Chad, làm ít nhất 9 người chết.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản kéo dài 4 ngày, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon có cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Fumio Kishida, thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác song phương.

Mặc dù máy bay chiến đấu do Ấn Độ phát triển vẫn chưa được xuất khẩu, nhưng chính sách ‘Make in India’ (Sản xuất tại Ấn Độ) hay 'Atmanirbhar Bharat' của chính phủ nước này đã được thúc đẩy với đơn đặt hàng lớn cho máy bay trực thăng chiến đấu hạng nhẹ (LCH) Prachand, theo The Eurasian Times.

Giới chức Anh đã phát hiện hơn 800 người tị nạn vượt biển trên những chiếc thuyền nhỏ.