Trung Quốc phát triển công nghệ phát hiện deepfake

Công ty công nghệ Trung Quốc Honor đã phát triển công nghệ có thể phát hiện ra video deepfake bằng cách phân tích từng khung hình của video để tìm ra sự không nhất quán, có thể là đường viền khuôn mặt hơi mờ hoặc ánh sáng không phù hợp.

Ông George Zhao, Tổng Giám đốc điều hành Công ty công nghệ Honor, cho biết: "AI mang đến trải nghiệm tuyệt vời và đáng kinh ngạc. Nhưng thành thật mà nói, AI cũng tồn tại một số rủi ro và rắc rối cho người dùng. Chiến lược của Honor là lấy con người làm trung tâm. Vì vậy, chúng tôi sử dụng AI để giúp mọi người phát hiện những video giả mạo khuôn mặt với mục đích lừa đảo".

Honor không phải là công ty đầu tiên tham gia vào lĩnh vực này. Microsoft trước đó đã phát triển công cụ “FakeCatcher” giúp phân tích các bức ảnh hoặc video để phát hiện nội dung có bị chỉnh sửa hay không. Công cụ này xác định thật giả bằng cách phân tích các điểm ảnh của một bức ảnh hoặc video.

Công ty công nghệ Trung Quốc Honor đã phát triển công nghệ có thể phát hiện ra video deepfake.

Ông Kane Mckenna, nhà phân tích công nghệ, cho biết: "Những gì chúng ta đang thấy là một cuộc chiến không hồi kết, nơi các công ty đầu tư vào công nghệ phát hiện và ngăn chặn các video giả mạo. Những kẻ xấu có thể tạo ra deepfake và tấn công nạn nhân dưới bất kỳ hình thức nào. Vậy nên tôi hy vọng với các công nghệ mới ra đời, người dân sẽ cảm thấy an tâm hơn”.

Tính năng phát hiện Deepfake của Honor đang được trình diễn tại triển lãm công nghệ tiêu dùng ở Berlin, Đức. Công ty dự kiến bắt đầu triển khai tính năng này trên các thiết bị trong 3 đến 6 tháng tới.

Tính năng này phân tích từng khung hình của video để tìm ra sự không nhất quán.

Deepfake là một công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra các video, hình ảnh, hoặc âm thanh giả mạo rất giống thật. Công nghệ AI đã trở nên tinh vi đến mức có thể thay đổi khuôn mặt, giọng nói hoặc hành động của một người và che giấu danh tính thực sự của họ.

Deepfake có thể gây hại bằng cách tạo ra tin giả và thông tin sai lệch, bôi nhọ danh tiếng và xâm phạm quyền riêng tư cá nhân, rất nhiều người đã là nạn nhân của nạn này. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chỉ hai tháng sau vụ bị ám sát hụt tại cuộc vận động tranh cử ở bang Pennsylvania, Mỹ, cựu Tổng thống Donald Trump, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, lại một lần nữa thoát nạn trước một âm mưu ám toán nhằm vào mình. Trước hai vụ ám sát ứng cử viên Tổng thống bất thành - sự việc chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, người dân Mỹ đang hoài nghi về khả năng bảo vệ những nhân vật quan trọng của lực lượng mật vụ nước này.

Ngân hàng Trung ương Nga vừa gửi đề nghị đến Bộ Tài chính nước này, yêu cầu từ nay đến ngày 1/7/2025, tất cả các tổ chức tín dụng lớn trong nước phải đảm bảo cho khách hàng khả năng giao dịch với đồng tiền ruble kỹ thuật số.

Cứ mỗi dịp Tết Trung thu, người dân Hong Kong, Trung Quốc, lại thực hiện tục múa rồng lửa để ngăn chặn điều không may mắn ảnh hưởng đến ngôi làng của họ.

Ít nhất 17 người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị mất tích do ảnh hưởng của bão Boris khiến mực nước nhiều con sông ở Trung Âu dâng cao, gây lũ lụt trên diện rộng tại khu vực này.

Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) ngày 16/9 đánh giá đợt lũ lụt ở miền Bắc Thái Lan là nghiêm trọng nhất trong 80 năm qua.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tới thăm Kazakhstan và có cuộc gặp với Tổng thống nước chủ nhà - ông Kassym-Jomart Tokayev tại thủ đô Astana. Đây là lần đầu tiên sau 14 năm, một nhà lãnh đạo Đức có chuyến thăm tới Kazakhstan.