Trường học khai bút đầu xuân

Bắt đầu từ ngày 15/2, học sinh nhiều địa phương trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Giáp Thìn. Tại các trường học, nhiều hoạt động vui, ý nghĩa đã được tổ chức để tạo tâm lý hứng khởi cho cả cô và trò trong năm mới.

Khai bút đầu xuân là nét đẹp văn hóa từ xa xưa của người Việt, bằng cách chắp nét bút để viết nên những con chữ đầu tiên trong năm mới. Tại Trường tiểu học Lý Thái Tổ, việc khai bút đầu năm mới được duy trì đều đặn nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về phong tục truyền thống này. Cô giáo Nguyễn Thị Thu Ngân chia sẻ, với hoạt động này nhà trường mong muốn các con có một khởi đầu cho một năm học mới tràn đầy niềm vui, niềm hứng khởi để các con biết được ý nghĩa của việc khai bút đầu xuân  là mang lại may mắn và niềm vui cho một năm học mới.

Trường học khai bút đầu xuân

Những nét chữ đầu tiên của năm mới thường gửi gắm mong muốn về những điều tốt lành, may mắn, hạnh phúc; đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng chữ nghĩa và đề cao sự học.

Những nét chữ đầu tiên của năm mới thường gửi gắm mong muốn về những điều tốt lành, may mắn, hạnh phúc

Cô giáo Huỳnh Thị Hương - Hiệu trưởng trường Tiểu học Lý Thái Tổ, Hà Nội chia sẻ: "Tất cả các con đều viết chữ đẹp để lấy may mắn đầu năm cũng là để kỳ vọng năm mới các con học giỏi hơn, chăm ngoan hơn. Những bài thi viết đẹp nhất của các con sẽ nhận được một phần quà may mắn đầu năm và trưng bày trước sân khấu của nhà trường."

Còn tại Trường Tiểu học Văn Khê, Hà Nội, các em được khởi động trong ngày tới trường đầu năm mới với các tiết mục văn nghệ đặc sắc. Những trò chơi dân gian đã được tổ chức để tạo hứng khởi cho các em học sinh trong ngày đầu xuân.

Các em đều viết chữ đẹp để lấy may mắn đầu năm cũng là để kỳ vọng năm mới các con học giỏi hơn, chăm ngoan hơn

Cô giáo Trần Thị Quyên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Văn Khê, Hà Nội chia sẻ: "Chúng tôi mời đội múa lân đến để cho các con xem tiết mục múa lân, giúp các con hướng về hoạt động truyền thống của dân tộc. Và hoạt động vui chơi ở sân trường để làm sao các con có một ngày đến trường thật là vui sau kỳ nghỉ Tết."

Ở mỗi lớp lại có hoạt động riêng, song một trong những hoạt động mà học sinh nào cũng mong chờ là mừng tuổi. Những phong bao lì xì đã được cô giáo và ban phụ huynh chuẩn bị để gửi đến các con những may mắn trong năm mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng ngày 26/7, Hội Cựu giáo chức Việt Nam phối hợp với Viện nghiên cứu Hợp tác Phát triển Giáo dục tổ chức Hội thảo khoa học “Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam”.

Nằm tại quận Long Biên, Hà Nội, trường THPT Nguyễn Gia Thiều được biết tới là ngôi trường giàu truyền thống lịch sử với các thế hệ học sinh đạt được nhiều thành tích cao. Trong đó, có một người học trò đặc biệt, đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - học trò xuất sắc, niềm tự hào của ngôi trường Nguyễn Gia Thiều.

9 nhà giáo ưu tú có tinh thần đổi mới, giỏi vận dụng kiến thức vào thực tiễn vừa được công nhận là "Nhà giáo Đan Phượng tâm huyết sáng tạo” năm 2024.

Bộ GD&ĐT cho biết, cả 6 học sinh Việt Nam tham dự Olympic Toán quốc tế năm 2024 đều đoạt huy chương và bằng khen, trong đó có hai huy chương Bạc, ba huy chương Đồng và một bằng khen.

Nhiều trường đại học phía Bắc như Đại học Điện lực, Đại học Công đoàn, Học viện Phụ nữ Việt Nam, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội công bố điểm sàn thi tốt nghiệp THPT từ 15 - 21 điểm.

Nguyễn Hà Nhi, học sinh trường THPT Nguyễn Gia Thiều, là người đã chinh phục ngôi vị thủ khoa toàn quốc tính trên 1 triệu thí sinh, với số điểm gần như tuyệt đối 57,85 .