Trường hợp được rời hiện trường sau khi gây tai nạn

Tai nạn giao thông luôn mang lại những thương đau, mất mát cho những người trong cuộc và cả gia đình của họ. Tuy nhiên, không ít đối tượng sau khi gây tai nạn đã bỏ mặc nạn nhân ở lại trong tình trạng nguy kịch. Luật đã quy định rõ người điều khiển phương tiện giao thông và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn không được rời khỏi hiện trường trừ một số trường hợp cụ thể.

Tại khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm: dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. 

Người gây tai nạn giao thông chỉ được rời khỏi hiện trường trong trường hợp sau:

- Người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu 

- Tài xế đưa nạn nhân đi cấp cứu

- Tài xế cảm thấy bị đe dọa đến tính mạng. Trường hợp này thường xuyên xảy ra trên thực tế, khi người điều khiển phương tiện gây tai nạn thường bị người nhà nạn nhân hoặc những người dân xung quanh hành hung mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân. 

Khi rơi vào các trường hợp trên tài xế gây tai nạn có thể rời khỏi hiện trường, nhưng phải tới trình báo tại trụ sở công an gần nhất. Lưu ý, việc rời khỏi hiện trường khác với việc bỏ trốn, nếu người gây tai nạn giao thông  để lại xe và rời khỏi hiện trường, sau đó đến trình diện tại cơ quan công an thì không bị coi là bỏ trốn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo thống kê, trong 10 tháng của năm 2024, 60-70% số vụ tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam liên quan đến xe máy.

Tại một cơ sở kinh doanh ở huyện Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, phối hợp với các lực lượng chức năng đã phát hiện và ngăn chặn 25 xe điện 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc. Theo Nghị quyết số 05 của Chính phủ ngày 04/02/2008, các phương tiện này bị cấm lưu hành tại Việt Nam, trừ các trường hợp đặc biệt.

Cựu bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh được giảm từ 5 năm 6 tháng xuống 4 năm tù trong vụ án tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác trái phép 1,5 triệu tấn quặng Apatit.

Mặc dù cùng phải ra hầu tòa ở 2 giai đoạn của vụ án Vạn Thịnh Phát nhưng vợ chồng bà Trương Mỹ Lan chưa từng được gặp gỡ, trò chuyện với nhau. Được tòa đồng ý cho tiếp xúc theo yêu cầu của luật sư, vợ chồng bị cáo Trương Mỹ Lan ôm chầm lấy nhau sau hơn 2 năm bị tạm giam.

Ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam vừa bị truy tố với cáo buộc nhận hối lộ 24,9 tỷ đồng trong vụ án liên quan đấu thầu giấy in sách giáo khoa.

Công an quận Thanh Xuân đang xác minh đơn tố giác Triệu Quang Đức (SN 1988; HKTT phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.