Truyền thống nghìn năm của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc

Làng Vạn Phúc thuộc địa phận quận Hà Đông, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10 km, nổi tiếng với nghề dệt lụa từ ngàn đời. Những năm gần đây, bên cạnh việc sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng dệt may truyền thống, làng Vạn Phúc còn phát triển du lịch, trở thành một địa điểm được du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc có từ hơn 1.000 năm trước, do bà A Lã Thị Nương, một người con gái ở Cao Bằng nổi tiếng đảm đang và có tay nghề dệt lụa khéo léo về làm dâu làng Vạn Phúc truyền dạy cho dân làng. Từ khi mới ra đời, lụa Vạn Phúc đã trở thành một mặt hàng được ưa chuộng bởi sự khéo léo, tinh tế của bàn tay và tâm hồn người thợ kết tinh vào trong từng thước vải.

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

Chia sẻ với phóng viên, nghệ nhân Phạm Khắc Hà, hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết: "Nghề dệt lụa của chúng tôi tới nay đã giữ kỷ lục Guinness Việt Nam là làng có nghề dệt lâu đời nhất ở Việt Nam và vẫn còn hoạt động tới ngày nay. Tháng 3/2023 vừa qua, chúng tôi đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Hiện nay, làng nghề của chúng tôi được coi là báu vật của quốc gia và tôi cho thấy đây là một niềm tự hào lớn lao đối với làng nghề mình."

Làng lụa đã thu hút hàng nghìn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, qua đây cũng là kênh quảng bá, giới với du khách về nét văn hóa đặc sắc làng nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc; đẩy mạnh quảng bá hình ảnh về mảnh đất và con người Hà Đông, các điểm đến hấp dẫn, các lễ hội truyền thống, các di sản văn hóa phi vật thể, các làng nghề, sản phẩm văn hóa ẩm thực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ những vùng đầm lầy, ruộng sâu trũng kém hiệu quả, người dân trên địa bàn huyện Mê Linh đã thay đổi canh tác, đầu tư trồng sen.

Yêu nghề, nghệ nhân Vũ Huy Mến âm thầm giữ nghề làm tranh sơn mài truyền thống với chất liệu sơn ta và phù sa sông Hồng.

Nằm khiêm tốn trong các khu vực đông dân cư tại Hà Nội là những cửa hàng sửa chữa quần áo. Không ít cửa hàng đã tồn tại hàng chục năm qua và là địa chỉ không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của người dân đô thị.

Thành cổ Sơn Tây là công trình kiến trúc vô cùng độc đáo, còn lưu giữ được nhiều dấu tích về thiết kế và kỹ thuật quân sự hoàn chỉnh ở phía Tây của kinh thành Thăng Long xưa.

Nhiều gia đình có điều kiện ở Hà Nội đã chọn cách thuê bảo mẫu cao cấp để trông nom con cái trong cuộc sống bận rộn hàng ngày. Đây là một hình thức chăm sóc trẻ khá phổ biến ở các nước phát triển, nhưng mới nở rộ ở Việt Nam một vài năm gần đây.

Sáng 23/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hệ thống tư duy lý luận của Đảng thời kỳ đổi mới, khi Đảng xác định văn hóa vừa là động lực, vừa là nguồn lực, sức mạnh mềm phát triển đất nước.