Tự hào huy hiệu chiến sĩ Điện Biên Phủ

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” là một trong số nhiều kỷ vật gắn với Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm. Ra đời giữa chiến dịch và là phần thưởng cho các chiến sĩ Điện Biên, chiếc huy hiệu ghi dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc.

Thượng uý Nguyễn Chén  tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với nhiệm vụ vận chuyển thực phẩm phục vụ  chiến chiến sĩ. Huy hiệu chiến sĩ Điện Biên Phủ là kỉ vật ông Chén lưu giữ suốt 70 năm qua.

Huy hiệu chiến sĩ Điện Biên Phủ là kỉ vật ông Chén lưu giữ suốt 70 năm qua.

Thượng uý Nguyễn Chén, cựu chiến sĩ Sư đoàn 312, kể: "Đây là chiếc huy hiệu đầu tiên tôi có được, tôi luôn đeo trên áo. Khi được nhận huy hiệu chiến sĩ Điện Biên, tôi rất tự hào".

Chiếc huy hiệu chiến sĩ Điện Biên Phủ cũng là kỉ vật mà ông Trần Quang Chương luôn mang bên mình. Là trinh sát thông tin theo dõi động thái của quân Pháp, ông Chương đã cung cấp nhiều thông tin quý giá cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, góp phần giúp Đại tướng đưa ra những quyết sách cho chiến dịch từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc". Tự hào và hãnh diện là cảm xúc mỗi khi ông Chương nhắc về chiếc huy hiệu này.

Tự hào và hãnh diện là cảm xúc mỗi khi ông Chương nhắc về chiếc huy hiệu này. 

Đại tá Trần Quang Chương, nguyên Trưởng phòng Hậu cần, Cục nghiên cứu (Bộ Quốc phòng) chia sẻ: "Chiếc huy hiệu này có ý nghĩa vì trong cuộc đời tôi được tham gia chiến dịch, nó là niềm vinh dự tổ quốc và quân đội trao".

Lễ kỷ niệm 70-năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Là phần thưởng cao quý cho các chiến sĩ xuất sắc sau chiến dịch, những người lính Điện Biên giữ chiếc huy hiệu là giữ ký ức về một thời kỳ hào hùng không tiếc máu xương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.