Từ thiện cũng cần minh bạch
Lùm xùm chuyện nghệ sĩ làm từ thiện
Hoạt động từ thiện của các nghệ sĩ luôn được nhận sự quan tâm của công chúng. Từ thiện có nhiều hình thức khác nhau, có nghệ sĩ bỏ thời gian, công sức, tiền bạc của chính mình để làm từ thiện, nhưng cũng có không ít những nghệ sĩ lại lợi dụng sự nổi tiếng và uy tín cá nhân để đứng ra kêu gọi khán giả và các mạnh thường quân đóng góp.
Ca sĩ Thủy Tiên có lẽ là nhân vật được réo tên nhiều nhất trong vấn đề thiếu minh bạch khi làm từ thiện. Trong trận lũ lịch sử cuối năm 2020 gây thiệt hại nặng nề cho người dân Hà Tĩnh, hình ảnh ca sĩ Thủy Tiên lội bì bõm trong dòng nước ngập cao, phát đồ cứu trợ cho người dân đã lấy được sự đồng cảm của nhiều người. Nhưng chỉ sau đó ít lâu, vợ chồng nữ ca sĩ này lại bị tố ăn chặn tiền từ thiện ở miền Trung làm dư luận xôn xao. Đặc biệt là về đoạn clip ghi lại cảnh “Phát 5 triệu nhưng chỉ đưa 6 tờ 500.000 đồng".
Trước đó, nghệ sĩ Hoài Linh cũng từng bị tố ngâm tiền từ thiện. Khi đó, trên mạng xã hội xuất hiện một số thông tin cho rằng, nghệ sĩ Hoài Linh vẫn chưa giải ngân hơn 14 tỷ đồng hỗ trợ miền Trung. Đây là số tiền mà các nhà hảo tâm quyên góp cứu trợ đồng bào miền Trung gặp khó khăn vì lũ lụt vào tháng 10/2020.
Sau khi bị dư luận chỉ đích danh, nghệ sĩ Hoài Linh đã đăng video thừa nhận thiếu sót và có sự chậm trễ trong việc giải ngân số tiền 14 tỷ đồng này, đồng thời nam nghệ sĩ đã nhờ ê-kíp của mình đến các tỉnh thành miền Trung bị thiệt hại để tiến hành giải ngân. Sau đó, thông qua một video khác, Hoài Linh đã công khai đầy đủ các chứng cứ như clip, hình ảnh và các tài liệu để chứng minh cho sự minh bạch và khẳng định rằng “không làm mẻ một đồng nào của công chúng”.
Sai lầm trong việc làm từ thiện không chỉ khiến uy tín, hình ảnh của nghệ sĩ giảm sút trong mắt công chúng, mà còn làm mất đi niềm tin mà công chúng dành cho họ. Có lẽ sau khi vượt qua mọi ồn ào, rất khó để các nghệ sĩ có thể được ghi nhận thêm nữa khi niềm tin của công chúng đã không còn.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc công khai sao kê là cần thiết và thể hiện sự minh bạch
Tối 12/9, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) đã công bố sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ với hơn 12.000 trang. Đây là việc làm cần thiết để thể hiện sự minh bạch trong việc liệt kê rõ ràng mục đích và thời điểm thu/chi là cơ sở pháp lý vững chắc để đối chiếu với những ý kiến trái chiều.
Theo đó, thực hiện sao kê không phải chỉ là vấn đề về niềm tin hay nghi ngờ, mà nó còn thể hiện tinh thần thiện chí, danh dự và sự tôn trọng dành cho những nhà hảo tâm gửi gắm niềm tin của họ vào một cá nhân, tổ chức nào đó.
Đóng góp vài nghìn đồng hay vài trăm triệu đồng đều đáng được trân trọng, thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia của mỗi tổ chức, cá nhân với đồng bào của mình trong lúc khó khăn hoạn nạn. Nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không ngại ngần công khai số tiền ủng hộ từ thiện một cách minh bạch, kể cả từng khoản tiền đến với người dân.
Bảng sao kê cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động từ thiện. Dựa vào đó, các cá nhân, tập thể có thể đánh giá lại hiệu quả của đợt quyên góp này, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất.
Phát hiện nhiều người làm giả mạo chuyển khoản ủng hộ
Một trong những nhân vật được nhắc đến nhiều nhất sau khi sao kê của MTTQ được công bố là cựu vận động viên thể dục Louis Phạm (tên thật Phạm Như Phương). Cô bị cộng đồng mạng tố đã photoshop hóa đơn chuyển khoản đến MTTQ ủng hộ đồng bào với một số tiền ít hơn rất nhiều so với con số cô đã đăng tải trên MXH. Nhiều người cho rằng cô quyên góp khoảng 500 triệu đồng, thế nhưng, dân tình đã kiểm tra lại bản sao kê ra một bill có thông tin được cho là khớp với nội dung tên chuyển khoản của Louis Phạm với số tiền chỉ là... 500.000 đồng.
Một nhân vật tiếp theo là Việt Anh Pí Po - chủ kênh TikTok cùng tên có 1,3 triệu lượt theo dõi và 56 triệu lượt thích. Việt Anh từng chia sẻ màn hình chuyển khoản ủng hộ 20 triệu cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 vào sáng 10/9. Sau khi Ủy ban MTTQ công bố sao kê, cư dân mạng phát hiện ra số tiền thực tế nam TikToker này chuyển khoản chỉ 1 triệu đồng.
Từ thiện hay ngụy từ thiện?
Giữa dòng chảy ấm áp của lòng nhân ái, một câu chuyện ồn ào đã xuất hiện, xoay quanh hành động của ca sĩ Ưng Hoàng Phúc, Kim Cương và Quế Vân. Hành động cứu trợ của họ đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ phía dư luận, đặt ra nhiều câu hỏi về sự chân thành và mục đích thực sự của việc làm từ thiện.
Cụ thể, một đoạn clip ghi lại cảnh vợ chồng Ưng Hoàng Phúc - Kim Cương cùng Quế Vân lội nước đi vào khu vực bị ngập lụt, kèm theo câu nói của một người trong ê-kíp: "Mọi người đứng lui vào chỗ ngập sâu sâu cho nó đẹp…" đã khiến dư luận phẫn nộ. Nhiều người cho rằng, hành động này mang tính PR bản thân, cố tình tạo dựng hình ảnh "cứu trợ" khi đồng bào miền Bắc đang gánh chịu nỗi đau bởi thiên tai.
Hành động này của vợ chồng Ưng Hoàng Phúc - Kim Cương cùng Quế Vân đã mang đến cho công chúng mạng khá nhiều tiếng cười với việc cưỡi thuyền đi cứu trợ từ thiện mì tôm ở ngay phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, trung tâm Thủ đô, nơi ngoài đê nhưng nước ngập chưa đến đầu gối.
Cư dân mạng thắc mắc về sự cần thiết của hành động này bởi đây là khu vực thường xuyên bị ngập do nằm ngoài đê sông Hồng, người dân đã quen với điều kiện này và có đủ kinh nghiệm để đối phó và tại thời điểm nhóm nghệ sĩ đến phát quà, UBND quận Long Biên đã di dời người dân khỏi khu vực nguy hiểm và được đưa đến nơi an toàn.
Hành động mở livestream đề nghị ekip "đứng ngập sâu" để quay phim, Quế Vân mang kính đen, vợ chồng Ưng Hoàng Phúc đeo ủng kỹ càng trong khi nước chỉ ngập đến mắt cá chân càng khiến dư luận nghi ngờ mục đích thực sự của nhóm nghệ sĩ.
Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ", không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng, gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.
Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội vừa có cảnh báo khách hàng chú ý cảnh giác trước những cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.
Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng phát triển, thương mại điện tử là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích của giao dịch mạng, tình trạng hàng giả, hàng nhái kinh doanh qua thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến; gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, an toàn sức khỏe và mất niềm tin cho người tiêu dùng.
Công an quận Cầu Giấy vừa cho ra mắt mô hình "Xe máy chữa cháy lưu động của lực lượng an ninh trật tự tại cơ sở". Đây được kỳ vọng là mô hình sẽ tăng thêm sức mạnh cho lực lượng chữa cháy tại chỗ, đặc biệt là khi vụ cháy xảy ra ở những con ngõ sâu, ngõ nhỏ.
Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
0