Từng bước kéo giảm lượng học sinh vi phạm giao thông
Ở nhiều địa bàn, tình trạng vi phạm đã có dấu hiệu giảm. Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp cá biệt chưa tuân thủ quy định an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ cho lực lượng chức năng mà còn đối với các bậc phụ huynh và nhà trường, bởi mỗi vi phạm đều tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, kéo theo những hậu quả đáng tiếc hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Giữa dòng phương tiện đông đúc vào đầu giờ sáng, phần lớn người tham gia giao thông đều chấp hành luật lệ. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp vi phạm bị phát hiện là học sinh. Những lỗi quen thuộc như không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, điều khiển phương tiện có dung tích trên 50 phân khối khi chưa có giấy phép lái xe... vẫn tái diễn. Dù đã được cảnh báo nhiều lần, các lỗi này chỉ chuyển từ học sinh này sang học sinh khác, cho thấy nhận thức và ý thức chấp hành luật chưa thực sự sâu sắc.
Nhiều học sinh thừa nhận sợ bị xử phạt, sợ ảnh hưởng đến học bạ, nhất là khi đang chuẩn bị tốt nghiệp hoặc tham dự kỳ thi. Tuy nhiên, sự lo sợ không đồng nghĩa với thay đổi hành vi. Các em vẫn tìm cách biện minh cho việc vi phạm như "vội đi học", "quên đội mũ" hay "chỉ đi gần".
Trong khi đó, với các bậc phụ huynh, việc con em vi phạm không chỉ là rắc rối pháp lý mà còn gây phiền toái trong công việc, thời gian, tài chính. Điều này phản ánh thực tế rằng việc kiểm soát và giáo dục con em về ý thức giao thông vẫn còn lỏng lẻo.
Ông Nguyễn Trí Tuấn, người dân xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, cho rằng ngoài vai trò của lực lượng chức năng thì chính phụ huynh và cộng đồng cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lý, nhắc nhở con em khi tham gia giao thông.
Tính từ đầu năm 2025 đến nay, riêng Đội CSGT số 12 đã phát hiện và xử lý trên 230 trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ, với số tiền xử phạt hành chính gần 500 triệu đồng. Trong đó, riêng lỗi giao xe cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện đã có 21 trường hợp bị xử lý, tổng mức phạt gần 200 triệu đồng. Theo đánh giá của đơn vị, tình trạng học sinh vi phạm đã giảm mạnh, chưa ghi nhận trường hợp tái phạm.
Thiếu tá Hồ Quang Minh, thuộc Đội CSGT đường bộ số 12 – Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, cho biết tình trạng vi phạm trong lứa tuổi học sinh đã giảm nhưng để đạt được kết quả bền vững cần sự phối hợp của cả nhà trường và gia đình. Công tác tuyên truyền cần được thực hiện liên tục để các em nhận thức rõ những nguy cơ khi vi phạm luật giao thông, đặc biệt là hành vi không đội mũ bảo hiểm hay không đủ điều kiện điều khiển phương tiện.
Cùng với đó, các chế tài nghiêm khắc từ Nghị định 168 tiếp tục là cơ sở pháp lý để học sinh, phụ huynh và những người tham gia giao thông nhìn nhận lại hành vi của mình. Qua đó, từng bước nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, giảm thiểu vi phạm và ngăn chặn hiệu quả các sự cố, tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.


Đảng bộ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội sẽ tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, trên hành trình phát triển bền vững và hội nhập toàn diện.
Quốc hội đã thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số trong sáng 14/6, lần đầu tiên đặt nền tảng pháp lý cho tài sản số và trí tuệ nhân tạo (AI).
Việc tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm hàng lậu, hàng giả đã góp phần bình ổn thị trường, nâng cao ý thức phòng ngừa gian lận thương mại cho người dân.
Chi cục QLTT TP. Hà Nội đã phát hiện hàng nghìn sản phẩm thực phẩm chức năng, đồ ăn vặt và sản phẩm dành cho trẻ em có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hai Bà Trưng.
Công an tỉnh Điện Biên ngày 14/6 cho biết đã bắt giữ hai đối tượng mua bán trái phép chất ma túy, thu được tang vật gồm 80 gram heroin, 400 viên ma túy tổng hợp.
Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội ngày 14/6 cho biết đã phát hiện và tạm giữ 2.570 sản phẩm giày dép tại cơ sở kinh doanh giày dép Tùng Moscow do không chứng minh được nguồn gốc.
0