Tuyến đường liên xã ở huyện Phúc Thọ đã an toàn
Sau khi nhận được phản ánh về tình trạng thi công cẩu thả gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn tại dự án tuyến đường liên xã Thanh Đa - Tam Thuấn - Ngọc Tảo, UBND huyện Phúc Thọ đã kịp thời tiếp thu, chấn chỉnh và cam kết đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, hoàn thành dự án vào đầu năm 2025.
Sau khi nhận được nhiều phản ánh, đơn vị thi công đã triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn. Các hố sâu, đường hào trước cửa nhà dân đã được san lấp, giúp mọi người đi lại thuận tiện.
Ông Lê Ngọc Hưng, Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Phúc Thọ cho biết: "Hiện có hai dự án triển khai đồng thời, vừa làm đường vừa làm hệ thống nước sạch nên mặc dù đã làm xong hệ thống thoát nước nhưng vẫn phải đơn vị nước sạch lắp ống, tránh tình trạng một tuyến đường đào lên lấp xuống nhiều lần gây lãng phí và mất mỹ quan. Tuy nhiên, tiếp thu phản ánh của người dân và Đài, chúng tôi đã chỉ đạo đơn vị thi công khắc phục tạm thời, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đi lại".
Một lý do khác khiến dự án thi công kéo dài là do vẫn đang thực hiện GPMB. Theo Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ, tuyến đường đi qua ba xã, dù diện tích phải giải phóng không nhiều, nhưng mới chỉ có hai xã Tam Thuấn và Ngọc Tảo cơ bản hoàn thiện phương án đền bù. Còn tại xã Thanh Đa, do liên quan đến việc điều chỉnh chỉ giới qui hoạch nên chậm hơn.
Với chiều dài gần 1,9km, tuyến đường liên xã Thanh Đa - Tam Thuấn - Ngọc Tảo là trục chính đi qua địa bàn đông dân cư. Dọc tuyến còn tập trung nhiều trường học. Bởi vậy, việc chấn chỉnh nhà thầu đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và đẩy nhanh tiến độ là cần thiết, khi năm học mới chuẩn bị đến.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), mực nước sông Hồng lên cao và chảy xiết, để đảm bảo an toàn cho hành khách sáng 10/9, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) thông báo không chạy tàu qua cầu Long Biên.
Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia lưu ý hơn 70 tuyến phố ở Hà Nội có khả năng ngập sâu hơn với độ sâu 25 - 30 cm trong 3 - 6 giờ tới.
Từ 8h30 sáng 10/9, các loại phương tiện như xe khách, xe hợp đồng, ô tô du lịch trên 9 chỗ, ô tô tải trên 0,5 tấn bị cấm qua cầu Chương Dương do lo ngại mất an toàn.
Mực nước sông Đà, sông Hồng, sông Đuống đang lên rất nhanh, lưu tốc dòng chảy lớn. Để chủ động ứng phó với lũ lớn, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 13/CĐ-UBND.
Chiều 9/9, thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy kết luận chỉ đạo về công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố phối hợp với UBND Thành phố triển khai ngay việc hỗ trợ khẩn cấp đối các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão số 3.
Chiều 9/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chủ trì họp Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục chỉ đạo về công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn thành phố.
0