UAE đẩy mạnh trồng rừng bằng máy bay không người lái

Với 80% diện tích là sa mạc, nắng nóng khắc nghiệt và quá trình đô thị hóa nhanh, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đang nỗ lực đẩy mạnh trồng mới rừng ngập mặn với sự trợ giúp của các máy bay không người lái.

Đây được xem là một phần trong cuộc chiến đầy tham vọng nhằm chống biến đổi khí hậu, trong đó UAE đặt mục tiêu trồng 10 triệu cây rừng ngập mặn vào năm 2030.

Máy bay không người lái đã trồng mới 2,5 triệu cây ngập mặn.

Rừng ngập mặn từ lâu đã được đánh giá cao trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nhờ khả năng hấp thu carbon. Chúng cũng giúp bảo vệ các cộng đồng ven biển trước các cơn bão và lũ lụt, đồng thời là nơi sinh sống của nhiều loài, trong đó có những loài động vật đang bị đe dọa.

Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi đã hợp tác với công ty công nghệ môi trường Distant Imagery có trụ sở tại UAE, sử dụng công nghệ trồng rừng bằng máy bay không người lái - được Cơ quan Môi trường Abu Dhabi cấp phép - để trồng mới 2,5 triệu cây ngập mặn.

Ông IBRAHIM AL ZU'BI, Giám đốc phát triển bền vững tại Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi cho biết: “Nhờ máy bay không người lái, chúng tôi đã khảo sát được những khu vực mà chúng tôi không thể tiếp cận, hoặc những khu vực mà chúng tôi vốn tưởng rằng không thể trồng được.

UAE đẩy mạnh trồng rừng bằng máy bay không người lái

Nó giúp chúng tôi giảm thiểu sai sót của con người và cắt giảm chi phí. Quan trọng hơn, chúng tôi phát hiện ra rằng tỷ lệ thành công khi sử dụng máy bay không người lái gần giống như tỷ lệ thành công khi trồng trọt theo cách truyền thống - phương pháp tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc hơn."

Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của các dự án phục hồi rừng ngập mặn do con người trồng, được cho là rất thấp. Theo công ty Distant Imagery, chỉ có 40% số hạt được trồng tồn tại và phát triển thành cây con. Do đó, các nhà khoa học cho rằng nhiệm vụ trọng tâm là duy trì tỷ lệ sống sót của cây ngập mặn hơn là số lượng cây trồng.

Theo số liệu thống kê của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, rừng ngập mặn toàn cầu năm 2020 đã giảm 3,4% kể từ năm 1996 nhưng ổn định trong những năm gần đây. Ở UAE, quốc gia vùng Vịnh này đã bắt đầu trồng các cây ngập mặn kể từ đầu những năm 1970 và hiện có 60 triệu cây trên diện tích hơn 180 km2, hấp thu 43.000 tấn CO2/năm. UAE dự kiến tổ chức Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) vào tháng 12 tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đài phun nước Trevi ở Italy đã được mở cửa lại sau hơn hai tháng vệ sinh và phục hồi, một phần trong công tác chuẩn bị của Rome cho Năm Thánh Công giáo La Mã 2025.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin vào tối ngày 22/12.

Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa bày tỏ sự ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn và nói rằng, ông đã nhận được hàng tỷ lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội này trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.

Tại ngôi làng Ponikla ở Cộng hòa Séc, nghề thổi thủy tinh có truyền thống hơn 150 năm tuổi vẫn đang được duy trì. Nhà xưởng Rautis, đơn vị duy nhất trên thế giới còn sản xuất đồ trang trí Giáng sinh từ cát thủy tinh, không chỉ đang bảo tồn một nghề thủ công truyền thống mà còn góp phần đưa kỹ thuật này đến đông đảo bạn bè quốc tế.

Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.

Albania công bố lệnh cấm TikTok trong vòng một năm do lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội lên trẻ em. Quyết định được đưa ra sau vụ một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vì những tranh cãi qua lại trên mạng xã hội.