Ukraine, châu Âu không được mời tham gia đàm phán hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xác nhận, Kiev không được mời tham gia các cuộc thảo luận giữa phái đoàn Mỹ và Nga dự kiến diễn ra tại Ả Rập Xê Út vào tuần tới. Trong khi đặc phái viên Mỹ - ông Keith Kellogg cho biết, châu Âu chỉ có quyền tham khảo ý kiến và cũng không có ghế tại bàn đàm phán hòa bình về Ukraine.

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã sắp tròn 3 năm. Trong bối cảnh tình hình chiến sự vẫn diễn ra căng thẳng, hai cường quốc Mỹ và Nga đang nỗ lực chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh tiềm năng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhằm thảo luận vấn đề Ukraine.

Tuy nhiên, hãng tin Fox News dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ cho biết, phía Ukraine “không được mời và không được thông báo” về cuộc hội đàm Nga - Mỹ sắp diễn ra ở Ả rập Xê út. Trong khi đó, theo Politico, cũng “không có kế hoạch cho đại diện từ các cường quốc lớn khác ở châu Âu tham gia đàm phán”. Bloomberg đưa tin, các quan chức châu Âu thậm chí không nhận được thông báo. Thông tin được đưa ra giữa lúc có lo ngại Ukraine và châu Âu có thể bị gạt ra ngoài cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ về cuộc xung đột kéo dài gần 3 năm qua ở Ukraine.

Ông Keith Kellogg, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về vấn đề Ukraine cho biết: “Tôi thuộc trường phái hiện thực. Tôi nghĩ khả năng châu Âu có mặt tại bàn đàm phán sẽ không xảy ra”. Cũng theo ông Kellogg, dù châu Âu không tham gia trực tiếp vào các cuộc đàm phán sắp tới, nhưng vẫn có thể đóng góp ý kiến.

Theo hãng tin Reuters, Washington đã gửi một danh mục các câu hỏi tới các nước châu Âu để tham vấn về việc đảm bảo an ninh cho Kiev. Một nhà ngoại giao châu Âu cho biết, danh mục bao gồm 6 câu hỏi, trong đó có một câu hỏi dành riêng cho các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.

Một quan chức của văn phòng Tổng thống Pháp cho biết, Pháp đang thảo luận với các đồng minh về khả năng tổ chức một cuộc họp không chính thức giữa các nhà lãnh đạo châu Âu để thảo luận về các vấn đề này, dự kiến diễn ra vào ngày mai tại thủ đô Paris.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định, Kiev sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào được đưa ra mà không có sự tham gia của nước này.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết: “Ukraine sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào được đưa ra mà không có sự tham gia của chúng tôi. Cuộc chiến này không thể chỉ được quyết định bởi một vài nhà lãnh đạo”.

Trước đó vào ngày 12/2, Tổng thống Putin và Tổng thống Trump đã có cuộc điện đàm và sau đó, các nhà ngoại giao cấp cao của hai nước tiếp tục trao đổi qua điện thoại về các vấn đề chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh tiềm năng.

Mặc dù các cuộc đàm phán đang được tiến hành, Moscow chưa xác nhận bất kỳ chi tiết nào liên quan đến các cuộc thảo luận. Tuy nhiên, theo các báo cáo, phái đoàn Mỹ có thể bao gồm các cố vấn an ninh quốc gia sẽ tới Ả rập Xê út trong những ngày tới để gặp các đối tác Nga.

Đánh giá về định dạng đàm phán hòa bình Ukraine, ông Alexander Dynkin - người đứng đầu Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế Primakov cho rằng, chỉ có Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Trump mới có thể đưa ra lời quyết định cuối cùng cho cuộc xung đột hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều tác phẩm nghệ thuật Cơ Đốc giáo có giá trị đặc biệt, từng bị đánh cắp khỏi các nhà thờ trong bối cảnh xung đột vũ trang, đang được trưng bày tại Bảo tàng Byzantine, Quốc đảo Síp.

Một nhóm tình nguyện viên Ấn Độ đã quyết định tự mình hành động để khắc phục tình trạng ô nhiễm trên sông Yamuna - dòng sông linh thiêng chảy qua Thủ đô New Delhi.

Trung Quốc khẳng định không tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine do Liên minh châu Âu đề xuất, khẳng định lập trường ủng hộ giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột.

Tập đoàn Hyundai Motor của Hàn Quốc đã công bố khoản đầu tư 20 tỷ đô la vào Mỹ tại Nhà Trắng vào thứ Hai (24/3).

Các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ tại Riyadh, Ả Rập Xê Út, đã kết thúc sau hơn 12 giờ thảo luận.

Dải Gaza tiếp tục là điểm nóng xung đột, nơi hàng triệu người Palestine phải đối mặt với bạo lực, phong tỏa và khủng hoảng nhân đạo. Trong khi các cường quốc liên tục đưa ra những tuyên bố ngoại giao, số phận của người dân Gaza dường như đang bị cuốn vào những toan tính chính trị.