Ứng dụng bồi dưỡng kỹ năng cho thanh, thiếu nhi
Ứng dụng được thiết kế nhằm phát triển kỹ năng mềm và thúc đẩy sự tham gia chủ động của thế hệ trẻ vào các vấn đề xã hội.
Thông qua ứng dụng, các bạn trẻ tự tin thực hiện các hoạt động ý nghĩa như bảo vệ môi trường, thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực học đường, hướng nghiệp, giải quyết nhiều vấn đề thiết thực khác.
Theo thông tin từ Ban Tổ chức, trong giai đoạn xây dựng và thử nghiệm ứng dụng, Ban Tổ chức đã tổ chức gần 50 buổi tọa đàm, tiếp thu hơn 1.000 ý kiến từ các chuyên gia, giáo viên và học sinh; ứng dụng đạt gần 102.000 lượt truy cập và tiếp nhận 32 dự án tiềm năng.
Tại chương trình, 4 dự án xuất sắc nhất đã trình bày để Ban Tổ chức có phương án hỗ trợ triển khai. Đó là các dự án: Đào tạo hướng dẫn kỹ năng bảo vệ bản thân dành cho học sinh (Trường THCS Lương Yên); Dự án phổ biến kiến thức kỹ năng phòng ngừa xâm hại tình dục dành cho học sinh (Trường THCS Lý Thường Kiệt); Chiến dịch truyền thông hướng dẫn cộng đồng chung tay thực hiện Zero Carbon tại Việt Nam (Trường THPT Quang Trung); Chiến dịch truyền thông phòng ngừa các hành vi lừa đảo và sử dụng mạng xã hội thông minh (Trường THPT Hoàng Cầu).
Từ tháng 1/2025, các trường đại học, cao đẳng tại Hà Nội đã thảo luận sôi nổi xung quanh chủ đề đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số khi sinh hoạt chính trị về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".
Triển khai đại trà giáo dục STEM ở các trường tiểu học là điểm đáng chú ý trong nhiệm vụ của giáo dục tiểu học năm học 2024-2025.
Với mục đích nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh các nhà trường, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội phối hợp cùng các văn phòng luật sư đã tổ chức phiên tòa giả định với đẩy đủ quy trình như một phiên tòa thực tế.
Tết Ất Tỵ 2025, hơn 1 triệu giáo viên trường công lập trên cả nước có chung niềm vui khi theo quy định mới, họ sẽ nhận mức thưởng cao nhất được chi từ quỹ lương (khoảng 6 - 7 triệu đồng/giáo viên).
Triển khai thực hiện Nghị quyết 18, nhiều cơ sở đào tạo lên kế hoạch giảm đầu mối quản lý, tinh gọn bộ máy và tăng cường tự chủ tài chính để giảm phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước.
Sau khi tinh giản bộ máy cùng với việc chuyển giáo dục nghề nghiệp từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, Chính phủ đã dự thảo nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
0