Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản

Để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho người nông dân, sản phẩm đảm bảo chất lượng, thành phố Hà Nội đang tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Hà Nội được đánh giá là địa phương có tiềm năng về phát triển nuôi trồng thủy sản, khi có 30.840 ha mặt nước, trong đó có khoảng 24.000 ha đã đưa vào nuôi.

Trên diện tích 3 ha, gia đình anh Lương Đức Lộc ở xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa nuôi thủy sản theo hình thức thâm canh. Mỗi ao nuôi, anh Lộc đã đầu tư một máy bắn thức ăn và các máy quạt nước. Nhờ đó, mặc dù nuôi mật độ dày, nhưng cá vẫn đảm bảo sinh trưởng do có máy quạt nước tạo khí cho cá thở, còn máy bắn thức ăn tạo sự đồng đều khi cho cá ăn tránh lãng phí. Một năm thu hoạch hai lứa, năng suất đạt 30 tấn/ha.

Trước tình hình thời tiết và môi trường có nhiều biến động bất lợi, việc đưa  khoa học công nghệ vào nuôi trồng thủy sản là hết sức cần thiết. Một số ứng dụng điển hình được người dân đưa vào áp dụng như: sử dụng chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nuôi, hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất xử lý môi trường; đầu tư máy quạt nước, máy bắn thức ăn; nuôi xen canh, ghép nhiều đối tượng để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tại nhiều huyện ngoại thành đang tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó chú trọng đối tượng nuôi và hình thức nuôi. Trong quá trình nuôi, ngành nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức hướng dẫn người dân kỹ thuật nuôi, lấy mẫu nước, mẫu sản phẩm để kiểm soát chất lượng.

Thành phố đã hình thành 84 vùng nuôi trồng thủy sản chuyên canh tập trung với tổng diện tích trên 7.200 ha. Nhờ tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như đưa các giống có năng suất chất lượng cao vào nuôi, lên sản lượng đạt 120.000 tấn/năm, nuôi thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so nhiều lần so với trồng lúa./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo thống kê, Việt Nam hiện có 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa, 9.000 chợ truyền thống, 54.008 doanh nghiệp bán lẻ và 208.995 doanh nghiệp bán buôn. Do đó, việc hỗ trợ chuyển đổi số bán buôn và bán lẻ không thể chậm trễ và cần đẩy mạnh theo hướng đưa toàn bộ hoạt động bán buôn, các doanh nghiệp, tạp hóa, cửa hàng bán lẻ từ môi trường thực lên môi trường số để tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh số khác nhau, mang lại giá trị, hiệu quả cao hơn.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ, còn Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại 9 tháng năm nay đã vượt mốc 100 tỷ USD.

Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên trong phiên 21/11. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của Bitcoin xuất phát từ sự thay đổi sắp tới trong chính trường Mỹ, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền điện tử.

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bộ Công Thương vừa yêu cầu bảo đảm cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.