Ứng dụng thực tế ảo vào vở 'Ông già và biển cả'
Với phiên bản XR, vở kịch “Ông già và biển cả” mang đến trải nghiệm mới lạ cho khán giả và giới chuyên môn, đặc biệt là sự đột phá trong cách mở rộng không gian sân khấu kịch. Lần đầu tiên sân khấu kịch nói được trang bị màn hình LED đa phương tiện, hệ thống ánh sáng điều khiển và cảm biến sân khấu tương tác với diễn xuất của các nghệ sĩ. Các thiết bị công nghệ quan trọng được vận chuyển từ Hàn Quốc, giúp không gian và bối cảnh câu chuyện trở nên sống động và mở rộng hơn bao giờ hết.
Diễn viên Huỳnh Kiến An chia sẻ: "Đây là một thể loại kịch theo phong cách mới, kết hợp giữa điện ảnh và thực tế ảo. Diễn viên phải phối hợp chặt chẽ với bối cảnh xung quanh để hoàn thành vai diễn. Hy vọng khán giả Việt Nam sẽ được tiếp cận với loại hình kịch mới mẻ này, đồng thời ê-kíp thực hiện cũng mong muốn mang đến một sản phẩm độc đáo, góp phần tạo nên một thế hệ khán giả mới".
Bên cạnh ứng dụng ứng thực tế ảo, vở kịch “Ông già và biển cả” còn gây ấn tượng về mặt chuyên môn. Tác phẩm do NSƯT Công Ninh làm đạo diễn phục dựng, với sự tham gia của hai diễn viên Huỳnh Kiến An và Anh Khoa. Để chuẩn bị cho vở kịch, các nghệ sĩ đã tập luyện nghiêm túc hơn hai tháng cùng ê-kíp Hàn Quốc.
Diễn viên Anh Khoa cho biết: "Em chỉ là một sinh viên của trường nghệ thuật, còn chưa ra trường, nhưng cơ hội này đối với em thực sự rất lớn. Thầy đã tin tưởng giao cho em cơ hội này, và đến hôm nay, khi bước lên sân khấu, em mới nhận ra áp lực lớn đến thế nào. Những lần thầy la em, lo lắng cho em, em giờ mới hiểu là thầy hoàn toàn đúng".
Diễn viên Việt Hương bồi hồi: "Lúc xem, Hương căng thẳng theo dõi từng phút. Nhưng khi vở diễn kết thúc, nghe anh An tâm sự xong, đến lúc anh bước xuống sân khấu, Hương mới bật khóc. Những giọt nước mắt đó là dành cho anh An - người đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn cống hiến hết mình cho vai diễn. Khi Hương ôm anh, áo anh ướt đẫm, như thể vừa bị nước tạt vào vậy".
Sau hai đêm diễn tại Việt Nam, vở kịch sẽ trở lại Hàn Quốc để tiếp tục hành trình tại năm tỉnh thành khác. Dù đã nhận được nhiều lời đề nghị tổ chức thêm suất diễn, ban tổ chức hiện chưa có kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên, tình cảm nồng nhiệt từ khán giả Việt Nam chính là nguồn động lực quý giá để êkip cân nhắc thêm trong tương lai.
Vượt qua hơn 700 thí sinh trên khắp cả nước, 15 thí sinh xuất sắc nhất đã được lựa chọn để bước vào đêm chung kết cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội 2024”. Các thí sinh đều mang đến những tiết mục chỉn chu, ấn tượng và có sự đầu tư. Kết quả chung cuộc, thí sinh Nguyễn Mộc An (SBD 207) đã đoạt giải Đặc biệt của “Tiếng hát Hà Nội 2024” và nhận giải thưởng lên tới 500 triệu đồng.
Từ một cô gái Hà Tĩnh trẻ tuổi, mang những ước mơ và hoài bão đến với Thủ đô, Nguyễn Mộc An đã làm nên hành trình đầy ấn tượng tại "Tiếng hát Hà Nội 2024". Giọng hát ngọt ngào, đầy nội lực ấy đã chinh phục hoàn toàn trái tim khán giả và Ban Giám khảo, mang về giải Đặc biệt đầy danh giá.
Được khởi động từ tháng 10/2024, "Tiếng hát Hà Nội 2024" trải qua 2 tháng với hơn 700 thí sinh đăng ký dự thi qua các vòng, 15 thí sinh xuất sắc nhất thuộc 3 dòng nhạc bước vào chung kết đã đem đến những màn đua tài ấn tượng cho người xem.
Tối 25/12, tại Nhà hát Hồ Gươm, khán giả Thủ đô và cả nước đã được thưởng thức một đêm bùng nổ của 15 thí sinh tham dự chung kết Tiếng hát Hà Nội 2024.
Phim điện ảnh "Cám" sẽ góp mặt trong Liên hoan phim quốc tế Rotterdam (IFFR) lần thứ 54 tại Hà Lan. "Cám" lọt hạng mục Limelight dành cho các tác phẩm tuyển chọn có kịch bản gốc độc đáo, đậm văn hoá.
Sau nhiều đồn đoán trên mạng xã hội, mới đây, VTV chính thức thông báo, chương trình "Gặp nhau cuối năm - Táo Quân" sẽ lên sóng đúng hẹn vào đêm Giao thừa 2025.
0