‘Ứng Hòa - Miền di sản ngoại đô’
Sự kiện nhằm xây dựng, quảng bá điểm đến du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù gắn với các giá trị văn hóa, di sản, di tích và làng nghề trên địa bàn huyện Ứng Hòa nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch chung của Việt Nam cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Ứng Hòa từ lâu đã được biết đến như một vùng di sản, là cái nôi của nhiều nghề, nhiều nét văn hóa dân gian. Hiện nay trên địa bàn huyện có 21 làng nghề truyền thống, mỗi làng nghề đều mang một bản sắc, đặc trưng riêng bởi vị trí địa lý và bề dày truyền thống của mỗi địa phương.
Tại sự kiện “Ứng Hòa - Miền di sản ngoại đô” đã diễn ra lễ công bố và trao quyết định công nhận điểm du lịch quốc gia làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu và công nhận nghề thủ công truyền thống - nghề may Trạch Xá là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Trong đó, “Điểm du lịch làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu” - làng nghề có lịch sử làm tăm hương với tuổi đời hơn 100 năm tuổi, đã được định hướng xây dựng phát triển thành điểm đến du lịch của thành phố.
Làng nghề Trạch Xá - được xem là chốn tổ nghề may truyền thống dân tộc, qua hơn 1.000 năm lưu giữ và phát triển, áo dài Trạch Xá đã trở thành một di sản và là minh chứng sống cho sự bền bỉ, sáng tạo của người dân Trạch Xá nói riêng, Ứng Hoà nói chung. Với những ý nghĩa to lớn về văn hoá - lịch sử, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định công nhận “Nghề thủ công truyền thống: nghề may Trạch Xá” là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Thông qua chương trình “Ứng Hòa - Miền di sản ngoại đô”, ngành du lịch Thủ đô kỳ vọng trong thời gian tới với những sản phẩm du lịch mới, đặc sắc, cùng chiến dịch truyền thông hiệu quả, sẽ mang lại nhiều bước đột phá trong khai thác phát triển du lịch tại huyện Ứng Hòa cũng như các huyện ngoại thành nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.
Sự công nhận của các cấp chính quyền là nguồn động lực to lớn giúp nghệ nhân làng nghề nói riêng, người dân Ứng Hòa nói chung thêm tin tưởng vào những định hướng của Đảng và Nhà nước, giúp người dân thêm yêu nghề, sống được và sống tốt với nghề, lưu truyền và phát triển hơn nữa những làng nghề di sản.
Thời gian qua, với chương trình “Tơ óng - Màu cây, Đường thêu nét nhuộm xưa nay”, không gian đình cổ Tú Thị (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành một điểm đến giao lưu văn hóa độc đáo, đem lại trải nghiệm bổ ích, thú vị cho thế hệ trẻ và du khách.
Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng UBND huyện Ứng Hoà tổ chức khai mạc chương trình “Ứng Hòa - Miền di sản ngoại đô” vào tối 27/12.
Ngay từ tối khai mạc, Festival hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024 đã thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm. Trong thời tiết se lạnh không mưa, sự kiện này rất thích hợp cho những người dân Thủ đô đang tìm kiếm một địa điểm vui chơi cuối tuần.
Ngày 27/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội tổ chức Hội thảo “Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề, đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường trong nước và xuất khẩu”.
Festival hoa Mê Linh lần thứ hai là sự kiện văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo người dân và du khách. Không chỉ mang đến không gian ngập tràn sắc hoa, lễ hội còn là dịp để tôn vinh văn hóa và quảng bá hình ảnh vùng đất Mê Linh đầy bản sắc.
Sau thành công của Festival lần thứ nhất năm 2022, với nhiều dấu ấn đặc sắc, năm nay, huyện Mê Linh tổ chức Lễ hội hoa lần thứ 2 quy mô hơn 10.000 m², với hơn 200 tấn hoa tươi được trưng bày trong 10 hạng mục chính.
0