Ung thư đại trực tràng chiếm 10% các bệnh ung thư

Ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến đứng thứ ba về tỷ lệ mắc mới, thứ hai về tỷ lệ tử vong do ung thư. Đặc biệt đây là căn bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên có thể trở thành mối lo ngại của bất kỳ ai.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị khoa học Trực tràng toàn quốc lần thứ XI vừa diễn ra sáng nay (19/10) tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Nghiên cứu cho thấy ung thư đại trực tràng chiếm 10% các bệnh về ung thư, mỗi năm Việt Nam có khoảng 14.000 ca mắc mới, 7.000 ca tử vong và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên việc phát hiện ung thư đại trực tràng sớm sẽ có tỷ lệ sống sau 5 năm và tỷ lệ chữa trị thành công cao.

Các chuyên gia cũng báo cáo về các phương pháp được nghiên cứu ứng dụng thành công như: bảo tồn cơ thắt cho bệnh nhân ung thư trực tràng thấp, cắt đại tràng vét hạch D3, vét hạch vùng tiểu khung trong điều trị ung thư…

Hội nghị cũng báo cáo các chuyên đề trong chuyên ngành hậu môn trực tràng, các bệnh lý phổ biến, chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng nhưng chưa được nhiều người quan tâm đúng mức. Nhiều bệnh mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây đau nhức, lo âu cho người bệnh. Nếu không được phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị đúng và kịp thời bệnh sẽ biến chứng trở nên trầm trọng và nguy hiểm. Nhiều phương pháp điều trị ít tốn kém hơn như vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, đông tây y kết hợp đang mang lại hiệu quả cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội vừa gặp mặt biểu dương 178 cán bộ nữ tiêu biểu của ngành nhân dịp kỷ niệm 94 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Hà Nội đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi diện rộng trên địa bàn thành phố, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ và cộng đồng.

Bệnh viện Bạch Mai gần đây liên tục tiếp nhận các ca ngộ độc, bệnh nhân khó thở, hôn mê bất tỉnh do uống loại nước được truyền bá có khả năng chữa bách bệnh.

Trước nguy cơ dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Hà Nội đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng chống dịch sởi năm 2024. Hàng nghìn trẻ từ 1-5 tuổi đã được cha mẹ đưa đến các điểm tiêm chủng.

Điều trị các dị tật bẩm sinh là một thách thức lớn, đặc biệt khi nhiều trẻ em đến bệnh viện trong tình trạng dị tật đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và cuộc sống của các em. Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, vừa tiếp nhận nhiều trẻ mắc dị tật bàn tay bẩm sinh trong tình trạng như vậy.

Ở Việt Nam, tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em tuy đã được cải thiện nhưng tai biến sản khoa vẫn còn có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, miền. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp lần thứ 24, diễn ra trong hai ngày 14 và 15/10 tại Hà Nội.