Vẫn còn hơn 700 xe ba bánh tự chế tại Chương Mỹ

Từ giữa tháng 3/2024, cùng với các địa phương của thành phố Hà Nội, Công an huyện Chương Mỹ triển khai cao điểm xử lý xe ba, bốn bánh tự chế tham gia giao thông. Tuy nhiên, sau hơn bốn tháng thực hiện, đơn vị mới chỉ thu giữ được 54 trên tổng số gần 800 phương tiện loại này.

Thay vì lập chốt ngăn chặn, xử lý xe ba, bốn bán tự chế, từ đầu tháng 6, lực lượng CSGT công an huyện Chương Mỹ đã thực hiện tuần tra, nhằm phát hiện các trường hợp vi phạm.

Tuy nhiên, mục tiêu này cũng không hề dễ dàng. Di chuyển liên tục nhưng tổ công tác chỉ phát hiện xe do thương binh điều khiển với đẩy đủ giấy tờ. Do dó, chỉ áp dụng tuyên truyền chứ không thể thu giữ phương tiện.

Thay vì lập chốt ngăn chặn, xử lý xe ba, bốn bán tự chế, từ đầu tháng 6, lực lượng CSGT công an huyện Chương Mỹ đã thực hiện tuần tra.

Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng ra đường tuần tra hay lập chốt đều ở đâu thì vắng bóng xe ba bốn bánh tự chế ở đó. Bên cạnh đó, lập hội nhóm, chia sẻ thông tin làm việc của tổ công tác trong các hội nhóm là cách nhiều chủ xe né tránh lực lượng chức năng. Điển hình như theo dõi, mật phục trên các tuyến đường, địa bàn và biển số xe để thông báo cho nhau trên Zalo, Facebook… nhằm né tránh các tổ công tác.

Lập hội nhóm, chia sẻ thông tin làm việc của tổ công tác trong các hội nhóm là cách nhiều chủ xe né tránh lực lượng chức năng.

Thống kê trên toàn địa bàn huyện Chương Mỹ có tới gần 800 xe công nông, ba bốn bánh tự chế. Tuy nhiên, thời gian qua, toàn công an huyện mới phối hợp thu giữ được 54 phương tiện. Rất ít chủ xe chấp nhận thanh lý và không tiếp tục sử dụng phương tiện. Do đó, để xử lý triệt để các loại xe tự chế này, cần nhiều hơn các biện pháp từ lực lượng chức năng.

Thời gian qua, toàn công an huyện mới phối hợp thu giữ được 54 phương tiện xe công nông, ba bốn bánh tự chế.

Thời gian tới, lực lượng CSGT sẽ phối hợp công an xã vận động các chủ xe chuyển đổi phương tiện. Đồng thời, tăng cường tuần tra với múi giờ khác hiện tại, mặc thường phục để nâng cao hiệu quả.

Bên cạnh đó, mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức chấp hành, không sử dụng phương tiện cấm để đảm bảo an toàn giao thông và tính thượng tôn của pháp luật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tiếp nối ký ức hào hùng của hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Hà Nội là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, sáng ngời tình yêu đất nước, truyền thống nhân văn và trân trọng hoà bình.

Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 - một sự kiện thường niên đã trở thành thương hiệu của du lịch Hà Nội đã được tổ chức, nhằm lan tỏa những giá trị lịch sử, văn hóa, bản sắc dân tộc nói chung và vẻ đẹp rất đỗi đặc trưng của Hà Nội nói riêng thông qua hình ảnh tà áo dài duyên dáng Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) đã tổ chức giới thiệu “Tài liệu lưu trữ quốc gia Tiếp quản Thủ đô”.

Hình ảnh đoàn quân hùng dũng qua các cửa ô tiến về giải phóng Thủ đô cách đây 70 năm được tái hiện hào hùng trong chương trình " Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đã chạm vào cảm xúc của người dân Thủ đô và công chúng cả nước.

Với vị trí, vai trò là trung tâm hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ...Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội đã và đang nỗ lực, quyết tâm thực hiện và hoàn thành sứ mệnh của Thủ đô với “Tầm vóc mới - Vị thế mới”... đây là lời của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh trong bài phát biểu tại buổi lễ “Ngày hội văn hóa vì Hòa bình" diễn ra vào sáng 6/10, tại Hà Nội.

"Dòng Chảy Di Sản" là phần thứ 2 trong Chương trình "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" diễn ra vào sáng ngày 6/10/2024 tại Hà Nội. Lễ hội tri thức dân gian, di sản truyền khẩu, nghệ thuật trình diễn, những tập quán và những làng nghề, gắn liền với lịch sử văn hóa trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chính các di sản đó đã tạo nên chiều sâu, bề dày văn hóa của Thăng Long Hà Nội.