Văn hoá đón Giáng sinh tại Việt Nam

Tại Việt Nam, lễ Giáng sinh không chỉ là của riêng những người theo đạo Thiên Chúa mà đã trở thành dịp để vui chơi với nhiều người, nhất là đối với giới trẻ; để tặng quà và chúc nhau câu an lành.

Nguồn gốc lễ Giáng sinh ở Việt Nam

Bắt nguồn từ một lễ hội truyền thống của các nước phương Tây, từ nhiều năm nay, lễ hội Giáng sinh đã lan tỏa và được chào đón rộng rãi trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Lễ hội Giáng sinh đã lan tỏa và được chào đón rộng rãi trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam

Lễ Giáng Sinh (còn được gọi là Noel, Christmas) là lễ hội kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giêsu, được tổ chức chủ yếu vào ngày 25/ 12 hằng năm, là một dịp lễ tôn giáo và văn hóa của hàng tỷ người trên thế giới. Bên cạnh ý nghĩa về mặt tôn giáo, kỉ niệm ngày sinh của Đức Giêsu, ngày lễ còn là ngày để gia đình sum họp, quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ về những chuyện vui buồn trong năm. Dần dần ngày lễ Giáng Sinh được đón nhận theo nhiều cách khác nhau, có thể dưới dạng sum họp gia đình, cùng bạn bè có những bữa tiệc thú vị, chính tay chuẩn bị trang hoàng nhà cửa, treo quà lên cây thông Noel.

Người công giáo đón lễ Giáng sinh 

Giáng sinh là một lễ trọng của người Công giáo. Vào dịp này, tại nhà thờ, nhà người dân thường trang trí mô phỏng câu chuyện trong kinh thánh về thời điểm thiên chúa giáng sinh tại hang đá và cây thông Noel vô cùng đẹp mắt. Bên cạnh ý nghĩa về mặt tôn giáo, lễ Giáng sinh còn là ngày để gia đình tụ họp, quây quần bên nhau chia sẻ những chuyện vui buồn trong năm cũ sắp qua và mong ước những điều tốt lành cho năm mới sắp đến

Tại nhà thờ, nhà người dân thường trang trí mô phỏng câu chuyện trong kinh thánh về thời điểm thiên chúa giáng sinh tại hang đá và cây thông Noel vô cùng đẹp mắt

Trong không gian ấm cúng, anh Nguyễn Đức Huy cùng gia đình đang viết những điều ước nhỏ bé được gửi, những chiếc tất đã được chăng bên lò sưởi chờ đón món quà của ông già Noel, cây thông Noel đã được trang trí bởi bàn tay khéo léo của Anh Huy, ngoài ra mỗi người mỗi việc cùng trang trí nên không gian đặc trưng đón Giáng sinh. Những hình ảnh đặc trưng nhất của Noel đã có mặt tại ngôi nhà nhỏ với mong ước về những điều tốt lành nhất sẽ đến trong mùa Giáng sinh và Năm mới đang tới gần.

Trong không gian ấm cúng, anh Nguyễn Đức Huy cùng gia đình đang viết những điều ước nhỏ bé

Hà Nội mùa đông lạnh nhưng không quá buốt, dù không có tuyết nhưng cũng rất gợi cảm giác của Noel như các nước phương Tây. Gia đình anh Huy đã hòa mình vào dòng người đổ về nhà thờ. Nơi linh thiêng vô cùng đối với các giáo dân. Người Công giáo đến đây để nghe giảng đạo, để sám hối lỗi lầm và nguyện cầu những điều tốt đẹp. Mùa Noel, các nhà thờ Thiên chúa giáo lại ngân vang những bài thánh ca mừng ngày Chúa sinh ra đời.

Đón Giáng sinh ở Hà Nội

Năm nay là năm đầu tiên sau khi đại dịch covid xảy ra, do vậy không chỉ riêng các gia đình công giáo, mà nhiều người dân Thủ đô cũng đến với nhà thờ đông hơn, nhộn nhịp hơn, đơn giản chỉ là để cùng hoà vào không khí rộn ràng của một dịp lễ Tết mang lại niềm vui cho nhiều người.

Noel năm nay trùng với cuối tuần, nên lượng khách du khách về Hà Nội lại càng đông

Noel năm nay lại trùng với cuối tuần, nên lượng khách du khách về Hà Nội lại càng đông. Hàng nghìn người dân cùng du khách lựa chọn đến các nhà thờ có tiếng của Thủ đô như Nhà Thờ Lớn, Nhà Thờ Hàm Long. Ngoài ý nghĩa về mặt tôn giáo, các nhà thờ cũng là nơi mà du khách, đặc biệt là giới trẻ rất thích đến check-in, chụp ảnh và cảm nhận không khí Giáng sinh, năm mới.

Trời Hà Nội se lạnh càng làm cho không khí Noel trong lòng người thêm tươi vui, ấm áp. Tạm gác lại những bộn bề lo toan, tạm gác lại những khó khăn đang chờ phía trước. Phố phường rạng rỡ, tươi tắn đã nhân thêm niềm vui của người dân và bạn bè quốc tế khi đến với Thủ đô Hà Nội trong dịp Giáng sinh.

Nét riêng không khí đón Giáng sinh tại TP Hồ Chí Minh

Cùng với Hà Nội, nhiều thành phố lớn trên cả nước cũng rất náo nhiệt trong mùa Giáng sinh và chuẩn bị đón năm mới 2024. Điển hình như Đà Nẵng lần đầu tổ chức phiên chợ đón Giáng sinh, hay du khách nước ngoài đón Giáng sinh khác biệt tại phố cổ Hội An…

Một mùa Giáng sinh an lành và hạnh phúc là không khí quen thuộc mà mỗi người dân hay du khách đến TP HCM có thể cảm nhận rõ nét

Đặc biệt, tại TP HCM, dù thời tiết có phần nóng bức tưởng như khó có thể có cảm giác của Giáng sinh như những nơi xứ lạnh, song không khí đón Giáng sinh tại đây cũng không hề kém tưng bừng so với Hà Nội. Người dân TP HCM đang đón Noel với đặc trưng rất riêng của mình.

Giáo xứ Mân Côi (quận Gò Vấp) là một trong những xóm đạo lâu đời và nổi tiếng tại TP.HCM. Cứ đến dịp Noel, bà con giáo dân tại đây lại cùng nhau trang hoàng phố xá với những dãy đèn led rực rỡ, lung linh và làm tiểu cảnh hang đá trước mỗi nhà. Việc mô phỏng hang đá nơi Chúa Jesu chào đời từ lâu đã trở thành truyền thống của bà con giáo dân. Năm nay dù có hơi khó khăn về kinh tế nhưng bà con vẫn mong muốn trang trí thật đẹp khung cảnh xung quanh nơi mình sinh sống bởi điều đó mang lại niềm vui cho cả những người chỉ ghé qua, bất kể họ theo tôn giáo nào. Mọi người diện những bộ quần áo đẹp, sánh vai, nắm tay trên đường đến các nhà thờ, xóm đạo.

Trong khi đó, tại các khu vực trung tâm TP HCM, đa số người dân lựa chọn việc đến các trung tâm thương mại lớn để sắm sửa đón năm mới đang đến gần, nhất là khi mùa Noel và Tết Tây cũng là dịp rất nhiều nhãn hàng giảm giá, khuyến mại.

Cũng tại khu trung tâm, một điểm đến không thể bỏ qua chính là nhà thờ Đức Bà nổi tiếng.

Một mùa Giáng sinh an lành và hạnh phúc, đó là lời chúc quen thuộc và cũng là không khí giáng sinh mà mỗi người dân hay du khách đến TP HCM có thể cảm nhận rõ nét. Đó là nét đặc trưng của của con người phương Nam, Noel là dịp để lan tỏa tình yêu thương không chỉ trong gia đình mà cả cộng đồng xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.

Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.

Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.

Giới thiệu tới công chúng những thiết kế thời trang lụa độc đáo, lấy cảm hứng từ 9 Bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" đã ra mắt ấn tượng vào tại Bảo tàng.

Triển lãm giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc – Việt Nam đã khai mạc tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam.