Văn phòng Quốc hội tổ chức quyên góp ủng hộ vùng lũ
Sáng nay (12/9), tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trước khi bước vào phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dành phút tưởng niệm đồng bào bị thiệt mạng do bão lũ gây ra tại các tỉnh phía Bắc.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức phát động quyên góp ủng hộ người dân vùng bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi bão lũ sớm ổn định cuộc sống.
Tại buổi quyên góp, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Văn phòng Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ủng hộ tối thiểu 1 ngày lương.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra trong 5,5 ngày, chia làm hai đợt với 23 nội dung.
Trong đó, về công tác lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với 11 dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khẩn trương xem xét,thẩm tra các đề nghị bổ sung dự án luật, pháp lệnh của Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung vào chương trình phiên họp thứ 37 trên tinh thần đủ điều kiện, chất lượng.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Thời gian đến Kỳ họp thứ tám không còn nhiều, do vậy Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan có liên quan quán triệt tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là tập trung cao độ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh.
Năm qua, một trong những sự kiện nổi bật, ghi dấu ấn trong đời sống văn hoá Hà Nội là chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng thủ đô. Chuỗi sự kiện này không chỉ nhân lên niềm tự hào của người dân Thủ đô, mà còn lan tỏa tình yêu Hà Nội tới người dân cả nước và bạn bè quốc tế, qua đó khẳng định những tinh hoa văn hóa của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm cũng như của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Hà Nội xác định, phát triển an sinh xã hội là ưu tiên hàng đầu của chính quyền nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Năm 2024, thành phố triển khai hàng loạt chương trình hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng dễ bị tổn thương. Bằng những chính sách như trợ cấp xã hội, hỗ trợ nhà ở, đào tạo nghề nhằm tạo điều kiện cho người dân có cơ hội phát triển kinh tế bền vững.
Hàng trăm khán giả tại Quảng trường Ba Đình đã trải qua những cảm xúc vô cùng xúc động khi chứng kiến lễ hạ cờ cuối cùng của năm 2024.
Theo Sở Du lịch Hà Nội, tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 110,52 nghìn tỉ đồng, tăng 18,3% so với năm 2023.
Hà Nội tiếp tục khẳng định là điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.
Trong tháng cuối cùng của năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là dấu mốc có ý nghĩa đặc biệt, tháo gỡ các nút thắt trong phát triển, tạo ra không gian và động lực để Hà Nội bứt phá trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
0