Vận tải công cộng: chỉ trợ giá là chưa đủ
Mỗi năm, thành phố Hà Nội đang trợ giá hàng nghìn tỷ đồng cho phương tiện công cộng, riêng xe buýt khoảng gần 3000 tỷ đồng, chưa kể đường sắt đô thị.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc trợ giá chỉ giúp về mặt tài chính chứ không giúp rút ngắn thời gian và đem đến sự thuận tiện cho hành khách đi lại. Do đó, quan trọng nhất vẫn là phải ưu tiên hạ tầng, như có làn đường dành riêng cho xe buýt để rút ngắn thời gian đi lại, đảm bảo tiêu chí nhanh - đúng giờ.
Thứ hai là cần có giải pháp bảo đảm lối đi bộ an toàn cho người dân di chuyển đến trạm xe buýt và nhà ga đường sắt đô thị.
Thứ ba là cần có giải pháp để kết nối thuận lợi hơn nữa giữa các loại hình phương tiện công cộng, đặc biệt là việc kết nối giữa hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội với nhau. Có như vậy mới có thể đáp ứng được mục tiêu đề ra.
Sáng 22/11, Hội LHPN thành phố đã phát động “Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, diễn đàn phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ".
Cục Viễn thông,Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đến hạn chót là ngày 15/10/2024, các nhà mạng còn 225.000 thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G. Đến ngày 16/10/2024, những thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G đã bị khóa hai chiều.
Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024 vừa diễn ra tại Hà Nội với chủ đề "An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia".
Trong buổi thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng 22/11, nội dung được các đại biểu quan tâm là việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia theo lộ trình.
Hiện nay người dân có thể ngồi ở nhà để đánh giá chất lượng phục vụ của cán bộ thông qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP.HCM.
Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể đăng nhập iHanoi bằng tài khoản VNeID.
0