Vận tải khách công cộng hướng tới văn minh, hiện đại

Từ tàu điện leng keng, nay Thủ đô đã có đường sắt đô thị; từ những tuyến buýt nội thành, nay xe buýt đã kết nối đến 30 quận, huyện, thị xã, từ thành thị cho đến nông thôn, vùng sâu vùng xa…

Ngày 6/11/2021, Hà Nội chính thức đưa tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông vào vận hành, trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước có tuyến đường sắt đô thị trên cao, khởi đầu cho kỷ nguyên mới của vận tải công cộng nhanh, khối lớn, hiện đại, văn minh, thân thiện với môi trường.

Chị Trần Thị Thanh Trà (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Tại những nơi mình từng đi qua không có tàu điện để mình trải nhiệm. Bởi vậy, khi bây giờ được trải nhiệm tàu điện mình thấy rất lạ, tiện ích, an toàn và nhanh. Mình thường lựa chọn tàu điện Cát Linh – Hà Đông để di chuyển mỗi ngày”.

Sau gần ba năm vận hành, mỗi ngày, tuyến đường sắt trên cao số 2A Cát Linh - Hà Đông đón hơn 35 nghìn lượt khách. Nhiều người đã thay đổi thói quen sử dụng phương tiện cá nhân, lựa chọn tuyến metro làm phương tiện di chuyển chủ yếu.

Ngày 8/8/2024, Hà Nội tiếp tục đưa vào vận hành 8,5 km tuyến đường sắt đô thị thứ hai, minh chứng cho quyết tâm của chính quyền trong việc thay đổi diện mạo giao thông đô thị.

Với các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, giao thông công cộng ngày càng có vai trò quan trọng, là trục xương sống của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Ngoài 10 tuyến đường sắt đô thị đã được phê duyệt tại quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô, Hà Nội tiếp tục đề xuất bổ sung đầu tư xây dựng thêm 5 tuyến mới vào giai đoạn từ sau năm 2035 – 2045.

Theo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội, hiện có 34 tuyến buýt kết nối với đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.

Phát huy đúng vai trò chủ lực trong hệ thống vận tải công cộng, xe buýt có nhiệm vụ thu gom, vận chuyển hành khách. Thống kê từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội, hiện có 34 tuyến buýt kết nối với đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông; 36 tuyến buýt kết nối với đường sắt đô thị số 3 đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy. Giữa hai tuyến đường sắt này có 13 tuyến xe buýt kết nối.

Trong đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh của Hà Nội, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt khoảng 70 - 90% và đến năm 2035 đạt 100%.

Bà Trần Thị Phương Thả, Phó Giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội, cho biết: “Chính phủ cũng đã có những chủ trương chuyển đổi dần, không sử dụng những xe tiêu thụ năng lượng diesel nhằm giảm ô nhiễm môi trường và đồng thời khi xe sử dụng năng lượng xanh chất lượng vận hành sẽ tốt hơn".

Phát triển giao thông để phát triển xã hội, đó là mục tiêu mà Hà Nội đã và luôn hướng tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 27/11, Đoàn kiểm tra số 1 an toàn thực phẩm của thành phố đã có buổi làm việc, chấm điểm về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2024 tại quận Hai Bà Trưng.

Tại phiên thảo luận tại hội trường sáng 27/11, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội đưa ra khi cho ý kiến về Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đó là cần đặc biệt quan tâm đến chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo môi trường việc làm cho thanh niên thông qua nâng cao chất lượng đào tạo.

Sáng 27/11, tại Hà Nội, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì buổi làm việc với Ban Nội Chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Theo Nghị quyết Quốc hội thông qua sáng 27/11, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 tối thiểu 122.250 tỷ đồng.

Chiều 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, biểu quyết thông qua các nội dung: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Sau đó, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Sáng 27/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Góp ý về quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên 144 tháng không được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp cho lần tiếp theo, nhiều đại biểu cho rằng, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng tình trạng nghỉ việc giả để trục lợi chính sách bảo hiểm thất nghiệp.