Vành đai 2,5 chưa hẹn ngày về đích
Chốt bảo vệ dự án đường vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng – Quốc Lộ 1A suốt hơn 13 năm qua luôn trong tình trạng cửa đóng then cài, nằm im lìm như cách dự án này đã “án binh bất động”. Dự án đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc Lộ 1A đã hoàn tất việc giải phóng mặt bằng, chỉ đợi nhà thầu thi công trở lại.
Gia đình bà Trần Thị Trụ tại phường Định Công, quận Hoàng Mai có căn nhà hơn 100m2 đã bị tháo dỡ từ năm 2018 để phục vụ thi công dự án, nhưng đến nay con đường khang trang, sạch đẹp vẫn chỉ nằm trong trí tưởng tượng của bà. Ngược lại, trong căn nhà thuê khoảng 15m2, bà Trụ phải sống chung với rác thải, ô nhiễm môi trường, mòn mỏi chờ đợi ngày dự án hoàn thiện.
Bà Trần Thị Trụ cho biết: "Từ tháng 5 năm ngoái, chúng tôi phải phá hết tất cả để làm vỉa hè, nhưng vẫn chưa có ai làm gì cả. Phải chờ đến bao giờ... chúng tôi không biết."
Tại Khu đô thị Định Công, một hàng rào bê tông cao gần 2m, dài khoảng 400m được dựng lên giữa đường Vành đai 2,5 đã bịt hết các lối quay đầu, sang đường của người dân. Rác thải xây dựng chất thành đống, bất chấp việc chắn ngang lối đi, cửa ra vào nhà người dân khiến họ chỉ coi đây là nơi sống “tạm”. Người dân cũng vô tình phải chấp nhận di chuyển trên cây cầu tạm bợ, thiếu chắc chắn.
Anh Trần Ngọc Hữu, phường Định Công, quận Hoàng Mai chia sẻ: "Tôi là người dân, thấy cây cầu đã hình thành khá lâu nhưng chưa được sử dụng. Tình trạng này dẫn đến ách tắc giao thông cũng như xảy ra nhiều vụ tai nạn rất đáng tiếc."
Công trình hầm chui Giải Phóng - Kim Đồng đang được xây dựng khẩn trương, kết nối trực tiếp với đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng – Quốc lộ 1A. Tuy nhiên, nếu theo tiến độ hiện tại, dự án hầm chui này cũng không thể lưu thông do đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng chưa hẹn ngày về đích. Do đó, việc chậm tiến độ thi công không chỉ ảnh hưởng đến đời sống người dân quanh dự án mà còn kéo theo những công trình giao thông khác bị ảnh hưởng.
Sáng 22/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Hà Nội giao các đơn vị liên quan hạ ngầm đường dây cáp đi nổi, đặc biệt tại 4 quận nội đô hoàn thành trong năm 2026. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ được giao trách nhiệm thực hiện cho các địa phương.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.
Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.
Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao. Thông tin được nêu tại Hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra chiều 21/11.
0