Vật tư nông nghiệp nhập khẩu 'cản đường' nông sản xuất khẩu
Trung Quốc thắt chặt việc xuất khẩu làm gián đoạn chuỗi cung ứng, ảnh hưởng tới nguồn nhập khẩu nguyên liệu…. Trong khi đó giá sản phẩm nông nghiệp bấp bênh đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức trong công tác quản trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Theo số liệu mới nhất của Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT), Việt Nam có 841 nhà máy sản xuất phân bón với tổng công suất sản xuất 39,25 triệu tấn/năm, 24.349 sản phẩm phân bón lưu hành tại Việt Nam đã được công nhận.
Tuy nhiên, lượng phân bón nhập khẩu hiện vẫn cao gấp hơn 2 lần so với xuất khẩu. Đây là một rào cản rất lớn khi điều hành giá thành sản phẩm nông nghiệp.
Năm 2023, ngành nông nghiệp đã xuất siêu 12,07 tỉ USD, tăng 43,7% và là mức thặng dư thương mại cao nhất từ trước đến nay.
Điều đáng nói, việc phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ bên ngoài khiến giá vật tư nông nghiệp đến tay người nông dân ngày càng cao, không chỉ vậy còn có nguy cơ khan hiếm khi tình hình thế giới tiếp tục biến động.
Trong khi đó, giá cả của nông sản bán ra thị trường lại không ổn định đang làm giảm sức cạnh tranh khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Liên Hợp Quốc dự kiến dân số thế giới sẽ đạt khoảng 9,7 tỷ người vào năm 2050. Kéo theo nhu cầu nông sản thế giới sẽ tăng tương ứng.
Việc hội nhập, mở cửa thị trường đã tạo cơ hội lớn cho ngành. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nước nhập khẩu nông sản đang ngày một siết chặt yêu cầu về nguồn gốc, cấp chứng chỉ xuất khẩu, kiểm tra chất lượng tại các nước xuất khẩu như Việt Nam.
Do đó, các Bộ, ban ngành cần tiếp tục điều chỉnh các loại thuế, phí có liên quan đến sản xuất vật tư nông nghiệp, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng, có chính sách hoàn thuế, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu,… để giá các mặt hàng vật tư nông nghiệp thiết yếu như phân bón, thuốc trừ sâu có thể giảm xuống, bớt khó khăn cho nông dân.
Sau nhiều lần họp bàn, CTCP Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) vừa tiếp tục gửi văn bản tới Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng đề nghị được tháo gỡ vướng mắc lớn nhất của dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu.
Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Novaland Đất Tâm, nơi cựu diễn viên Chi Bảo đảm nhiệm vai trò CEO, vừa thực hiện giảm vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng xuống còn 100 triệu đồng.
Novaland đã công bố nghị quyết của HĐQT, ký vào ngày cuối năm 2024. Công ty cho biết đã điều chỉnh giá chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu xuống mức 36.000 đồng/cổ phiếu. Lần điều chỉnh giá gần nhất trước đây là vào tháng 7 năm 2024, giá chuyển đổi khi đó là 40.000 đồng/cổ phiếu. Lô trái phiếu đó có giá trị gốc là hơn 320 triệu USD, theo công bố hồi tháng 7/2024.
Ngày 2/1, gần 12.000 cán bộ nhân viên Tổng công ty May 10 tại 8 tỉnh thành phố trong cả nước đã phát động thi đua sản xuất đầu năm. Với khí thế ra quân ngay từ những ngày đầu, tháng đầu, doanh nghiệp đang cùng ngành dệt may cả nước hướng đến mục tiêu 47 đến 47,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2025.
Doanh số kỷ lục trong tháng 12/2024 đã giúp hãng xe điện BYD của Trung Quốc có một năm tăng trưởng bùng nổ, đạt 4,27 triệu xe năng lượng mới, tăng 41% so với 2023. Đây là lần đầu tiên BYD vượt cột mốc 4 triệu xe hàng năm.
Novaland (mã NVL) vừa điều chỉnh giá chuyển đổi lô trái phiếu trị giá 300 triệu USD xuống còn 36.000 đồng/cổ phiếu, giảm 10% so với mức ban đầu, nhưng vẫn cao gấp 3,5 lần giá cổ phiếu NVL hiện tại trên thị trường.
0