Về Đền Hùng, trở về với nguồn cội dân tộc

Hành hương về Đền Hùng, trở về cội nguồn lịch sử là niềm mong mỏi, khát khao của nhiều thế hệ người Việt Nam. Sáng 18/4, tại khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, rất đông người dân và du khách tập trung, chờ đợi để được thắp nén nhang lên đền thờ Vua Tổ.

Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành một biểu tượng văn hóa - tín ngưỡng kết nối quá khứ với hiện tại, có tác dụng vun đắp tình cảm gia đình, làng xã và dân tộc. Đây cũng là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Lượng du khách về Giỗ Tổ tăng cao hơn những năm trước. Trước ngày chính hội, lượng du khách  tăng đột biến.

Bà Trần Thị Hòa (huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) cho biết: "Năm nay tôi hơn 85 tuổi rồi nhưng năm nào cũng về Đền Hùng, leo lên đền thắp nén nhang cho các Vua Hùng. Năm nào cũng muốn đi vì một năm chỉ có một lần".

Năm nay, lượng du khách về Giỗ Tổ tăng cao hơn những năm trước, đặc biệt trước ngày chính hội, lượng du khách đã tăng đột biến. Nhưng với sự chuẩn bị chu đáo, công tác tiếp đón du khách được tỉnh Phú Thọ triển khai bài bản, khoa học. Cùng với dâng hương lễ Tổ, du khách còn được hoà mình vào không gian lễ hội với nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ đặc sắc, hấp dẫn.

Phần hội kết hợp hài hòa các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống và hiện đại, tạo sức lan tỏa rộng rãi, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân và du khách.

Ước tính trong ngày 18/4, khu di tích lịch sử Đền Hùng đón gần một triệu lượt du khách trong và ngoài nước. Công tác tổ chức lễ hội thành công tốt đẹp với phần lễ trang nghiêm, trọng thể, mang tính cộng đồng sâu sắc; phần hội kết hợp hài hòa các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống và hiện đại, tạo sức lan tỏa rộng rãi, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân và du khách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1132 về việc phê duyệt Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024”.

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, nhân dân Thủ đô và du khách có thêm một điểm đến để thư giãn, giải trí ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Đêm làng cổ là sự kiện văn hoá cộng đồng diễn ra tại cổng làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây.

Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay, thị xã Sa Pa (Lào Cai) tổ chức Lễ hội Hoa hồng Fansipan với chủ đề Triệu đóa hồng tình yêu. Lễ hội hoa hồng tại Sa Pa từ lâu đã trở thành điểm hẹn lý tưởng vào mỗi mùa hè cho du khách bốn phương đến thưởng ngoạn vẻ đẹp của hàng triệu bông hoa hồng xinh đẹp và có những trải nghiệm tuyệt vời tại Sa Pa.

Để khơi dậy tình yêu với sách, lan tỏa văn hóa đọc, nhiều tổ chức, cá nhân đang nỗ lực xây dựng những tủ sách, thư viện cộng đồng ngay tại các khu dân cư, tổ dân phố. Hoạt động này đang dần trở thành phong trào, thu hút đông đảo người dân tham gia, bởi đó không chỉ là nơi giao lưu của những người yêu sách mà còn giúp cộng đồng thêm gắn kết.

UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09 ngày 22/2/2022 của Thành ủy về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Với sự phát triển của công nghệ số và các thiết bị điện tử, văn hóa đọc đang dần bị mai một. Tuy nhiên, vẫn có những mô hình giúp lan tỏa văn hóa đọc tới thanh thiếu niên. Góc đọc cuối tuần của NXB Kim Đồng là một trong số đó.