Vẽ ký họa chân dung ở phố đi bộ Hồ Gươm

Ký họa chân dung đã có lịch sử gắn bó với Hồ Gươm từ những năm 60 của thế kỷ trước. Những người họa sĩ chăm chú bên giá vẽ đã trở thành hình ảnh độc đáo của phố đi bộ Hồ Gươm và tạo ấn tượng khó quên trong mắt du khách trong và ngoài nước.

Quanh Hồ Gươm có khoảng 30 họa sĩ vẽ ký họa chân dung.
Cuối tuần nào ông Cao Sỹ Thăng (phường Tương Mai, quận Hoàng Mai) cũng đem cặp, giấy bút và các dụng cụ đồ nghề lên phố đi bộ Hồ Gươm.
Vốn là một người chuyên dạy vẽ trong ngành giáo dục, khi về hưu ông Thăng trở thành học sĩ tự do chuyên vẽ ký họa cho khách tham quan.
Ông Thăng cho biết mỗi bức ký họa, ông thường mất từ 15' - 20', tùy theo từng chân dung. Trung bình mỗi ngày cuối tuần ông Thăng vẽ được khoảng 7 bức.
Anh Shunsuke Takagi, người Nhật, thích thú với bức chân dung do ông Thăng ký họa: "Bức vẽ trông rất giống tôi nhưng có vẻ là trông trẻ hơn ở ngoài".
Ông Vũ Thế Hùng cũng là một trong rất nhiều họa sĩ vẽ ký họa trên phố đi bộ Hồ Gươm.
Cứ 7h sáng cuối tuần là ông lại có mặt ở không gian phố đi bộ Hồ Gươm để vẽ cho khách tham quan và cũng là thỏa mãn niềm đam mê của mình với mỹ thuật.
Cuối tuần, phố đi bộ Hồ Gươm luôn nhộp nhịp, đông vui...
...và những người vẽ tranh ký họa chân dung cũng có một khoảng của riêng mình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mùa hè luôn đem đến vô vàn cảm xúc, tâm trạng. Với người này là sự mong đợi, háo hức; người kia lại là những mệt mỏi, lo toan.

Những ngày này, thời tiết nóng bức, nhu cầu lắp mới, bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa của người dân tăng cao, những người làm dịch vụ sửa chữa, lắp đặt thiết bị này lại bước vào mùa bận rộn.

Đoạn đường giữa cánh đồng ở thôn Thụy Khuê (xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) dài gần 1km, mát rượi trong những ngày hè nhờ những cây xà cừ có tuổi đời hơn nửa thế kỷ.

Khi màn đêm buông xuống, Hà Nội như chia ra làm hai thế giới. Một bên chìm vào giấc ngủ sau cả ngày vất vả ngược xuôi. Ở bên còn lại, mọi thứ vẫn tiếp diễn, nhựa sống vẫn tràn đầy nhưng theo một cách khác.

Tháng 6, khi sen hồng bắt đầu nở rộ tại các đầm ở Hồ Tây, cũng là lúc người làm nghề ướp trà sen lại tất bật vào vụ mùa mới.

Khu phố cổ Hà Nội lúc nào cũng đông đúc, là điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh, buôn bán cùng nhau chia sẻ không gian chung để mưu sinh.