Về miền Di sản Hoàng Thành
Trên thế giới không có nhiều kinh đô có bề dày lịch sử, văn hóa như Thăng Long - Hà Nội. Chiều dài lịch sử hơn ngàn năm của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội lưu dấu những giá trị lịch sử thăng trầm của dân tộc Việt. Vùng đất đế đô ngàn năm tuổi này cũng lưu giữ vô vàn những giá trị văn hóa trải các đời Lý - Trần - Lê - Mạc cho tới tận hôm nay. Các dấu tích còn lưu giữ được ở di sản văn hóa có một không hai này là minh chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn 10 thế kỷ bị áp bức bởi ách đô hộ ngoại bang. Với những giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo ấy trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội đã vinh dự được Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa Liên hợp quốc công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 2010 đúng dịp vùng đất đế đô kinh kỳ tròn ngàn năm tuổi.
Cùng với quần thể di tích gắn liền với lịch sử Thăng Long - Hà Nội, các di vật tìm thấy được trong hơn 20 năm tổ chức khai quật, khảo cổ nơi đây đã thực sự thuyết phục và là minh chứng rõ nét về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều tư tưởng, học thuyết có giá trị toàn cầu để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ Sông Hồng suốt chiều dài lịch sử 13 thế kỷ. Những tầng văn hóa khảo cổ di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản Hoàng Thành phản ánh một chuỗi lịch sử tiếp nối nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam.
Hơn 20 năm khai quật trong khu di sản Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội, hàng triệu hiện vật đã phát lộ vô cùng đa dạng, phong phú không chỉ ở chất liệu di vật, mà hơn thế những phát hiện khảo cổ ấy cho hôm nay có được cái nhìn đầy đủ, chính xác hơn về trình độ văn hóa, trình độ quy hoạch kiến trúc, quy hoạch đô thị, sự phát triển của văn hóa, của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nước nhà trải dài hơn thiên niên kỷ.
Sự đa dạng di vật và độc đáo của các phát hiện khảo cổ giữa lòng di sản Hoàng Thành - Thăng Long ấy là lý do thuyết phục trả lời câu hỏi vì sao UNESCO ghi danh khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới với những giá trị nổi bật toàn cầu.
Một mặt khác nữa, những di vật khảo cổ độc đáo này chính là nguồn cơ sở dữ liệu quý giá để các nhà khảo cổ có cái nhìn chính xác, đầy đủ về các công trình kiến trúc đã từng hiện diện nơi đây qua các giai đoạn lịch sử và qua đó có thể hình dung và phục dựng lại các kiến trúc độc đáo, giàu ý nghĩa đó trong tương lai.
Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội trải qua hơn ngàn năm là vùng đất đế đô, kinh sư của các triều đại phong kiến Việt Nam.Chính điều này lý giải các di vật phát lộ ở đây gắn với hình tượng Rồng vô cùng đa dạng, vô cùng phong phú. Từ những vật Ngự dụng, các cấu kiện kiến trúc, các họa tiết trang trí cung đình… các di vật hình tượng Rồng không chỉ khẳng định sự tiếp biến liên tục của Trung tâm Quyền lực quốc gia đã diễn ra ở đây qua các triều đại phong kiến trong lịch sử.Mà hơn thế các di vật mang hình tượng rồng ấy cũng cho những nhà khảo cổ hôm nay có cái nhìn toàn diện, đầy đủ về sự chuyển hóa hình tượng Rồng - biểu trưng của uy quyền qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc.
Độc đáo hơn cả là hình tượng đôi rồng và rồng cách điệu thềm bậc điện Kính Thiên nơi đây.Đôi rồng mang đậm phong cách thời Lê Sơ. Di sản mỹ thuật điêu khắc độc đáo ấy không chỉ có giá trị thẩm mỹ nghệ thuật mà còn có giá trị lịch sử vô cùng to lớn, giúp khẳng định: Cung Càn Nguyên, cung Thiên An (nhà Lý), điện Kính Thiên (nhà Lê) - ngôi điện quan trọng hàng đầu, trung tâm của kinh thành Thăng Long xưa đã từng hiện diện nơi đây.
Đôi rồng chính điện Kính Thiên và đôi rồng bậc thềm đi xuỗng phía sau Điện là những hiện vật vô giá của khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Các di vật đặc biệt ấy đã được công nhận là các bảo vật của quốc gia.
Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.
Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.
Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.
Giới thiệu tới công chúng những thiết kế thời trang lụa độc đáo, lấy cảm hứng từ 9 Bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" đã ra mắt ấn tượng vào tại Bảo tàng.
Triển lãm giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc – Việt Nam đã khai mạc tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam.
0