Về nhà sau lũ
Nhiều khu vực trên địa bàn xã Tân Tiến và Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, nước đã rút dần.
Ngay sau khi nước rút, các lực lượng chức năng như quân đội, công an, y tế, thanh niên, dân quân cùng người dân bắt tay vào dọn dẹp vệ sinh, khử khuẩn. Nước rút đến đâu, người dân nhanh chóng dọn dẹp đến đấy, mong trở về cuộc sống bình thường.
Tân Tiến có 6 thôn, thì 5 thôn với hơn 500 hộ bị ngập trong lũ. Sau khi nước rút, xã Tân Tiến đã huy động tổng lực dân quân tự vệ và các đoàn thể tham gia tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, hỗ trợ những gia đình neo người dọn dẹp, kê lại đồ dùng.
Đến hôm nay, mọi sinh hoạt của người dân vùng lũ huyện Chương Mỹ gần như trở lại bình thường.
167 hộ tại thôn Việt An bị ngập trong nước khoảng 10 ngày nay. Nhà bà Đỗ Thị Mây cũng bị nước ngập, sau khoảng một tuần là bắt đầu rút. Nước rút đến đâu, bà tranh thủ dọn dẹp, lau rửa đến đó.
Hôm nay, toàn thôn tổng vệ sinh, trưởng thôn đã huy động lực lượng thanh niên, dân quân tự vệ trong xã đến hỗ trợ bà kê dọn bàn ghế, vệ sinh sân vườn, rắc vôi bột khử khuẩn để phòng ngừa dịch bệnh.
Bà Đỗ Thị Mây (thôn Việt An, xã Tân Tiến) cho hay: “ Nước ngập vào, đã được cán bộ quan tâm đến gia đình, tặng nước uống, mì tôm vào lúc khó khăn. Sau khi nước rút, gia đình tôi đã dọn dẹp sạch sẽ”.
Tại thôn Tiến Tiên, đến hôm nay nước vừa rút ở các trục đường chính. Nhà bà Nguyễn Thị Xã ngập tràn rác thải. Nhà chỉ có hai ông bà già, khó lòng tự xử lý được khối lượng công việc khổng lồ. Xã đã huy động thanh niên, phụ nữ cùng tham gia dọn dẹp với phương châm "nhanh, gọn, sạch và vệ sinh".
Sau một ngày huy động tổng lực, toàn xã đã thu gom khoảng 50 tấn rác, rắc 5 tấn vôi bột và phun thuốc tiêu độc khử trùng đảm bảo môi trường sạch sau khi lũ rút.
Đời sống người dân xã Tân Tiến đang trở lại bình thường. Xã đang đánh giá những thiệt hại do lũ gây ra để hỗ trợ bà con phục hồi sản xuất.
Cuộc sống dần ổn định tại các xã vùng lũ
Sau hơn hai tuần bị ảnh hưởng bởi bão số 2, mực nước sông Bùi còn 5,95 m, dưới báo động 1, đã giảm hơn 3 m so với trước. Nước ngập tại các huyện ngoại thành đang rút nhanh. Nước rút tới đâu, lực lượng đoàn viên thanh niên của xã Nam Phương Tiến đã huy động các phương tiện máy xúc, xe thu gom, hỗ trợ bà con vận chuyển rác. Đồng thời chung tay vệ sinh môi trường, dọn dẹp cho đường làng ngõ xóm, nhà cửa quang đãng, gọn gàng trở lại.
Tới thời tiết nắng ráo, đây là thời điểm thuận lợi để người dân trong vùng ngập lụt dọn về nhà, dần ổn định cuộc sống. Bà Lê Thị Thuỷ hôm nay phấn khởi bởi việc buôn bán đã trở lại. Nay nước rút, bà mở lại sạp rau.
Bà Lê Thị Thuỷ (thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến) phấn khởi: “Hôm nay thời tiết nắng, tôi dọn dẹp hàng quay trở lại bán hàng, tôi rất vui”.
Ngay sau khi nước lũ rút, gia đình anh Phùng Văn Lượng nhanh chóng di chuyển đàn vịt hơn 2.000 con về trang trại nhà mình, mà trước đó do ngập lụt phải mang đi sơ tán ở khu vực khác. Số lượng gia cầm thất thoát không hề nhỏ. Những ngày tới, anh Lượng hy vọng sớm vượt qua khó khăn trước mắt, ổn định công việc chăn nuôi.
Anh Phùng Văn Lượng (thôn Nhân Lý) chia sẻ: “Nước rút rồi, gia đình vệ sinh sạch sẽ chuồng trại để mua con giống tái đàn”.
Nước rút đến đâu tổ chức dọn vệ sinh, vớt rác đến đó, Huyện Đoàn tiếp tục huy động đoàn viên thanh niên tham gia tổng vệ sinh môi trường. Theo kế hoạch, lực lượng thanh niên sẽ dọn vệ sinh môi trường liên tục từ nay đến 10/8.
Nỗi lo đời sống
Sau khi nước rút dần, ông Trịnh Văn Bốn ở xã Nam Phương Tiến đã có thể nhặt rau ở khoảng sân thân thuộc để nấu bữa trưa cho gia đình. Tuy chưa hẳn đã ổn định, nhưng đã khắc phục tạm thời để có thể sinh hoạt, nấu ăn, duy trì cuộc sống hằng ngày.
Ông Trịnh Văn Bốn chia sẻ: “Hiện nay nước đã rút ra cổng, gia đình đã khắc phục được chỗ bếp để sinh hoạt ăn uống bình thường lại”.
Nỗi lo về cuộc sống khi nước rút là trăn trở của bà Doãn Thị Tài khi còn lại con bò và vườn rau. Nước ngập sâu khiến cuộc sống của gia đình bà bị đảo lộn suốt hơn 10 ngày qua. Đến nay, dù mực nước đã rút nhưng một số nơi vẫn ngập sâu.
Bà Doãn Thị Tài cho hay: “Bây giờ thì phải khắc phục thôi. Bên ngoài có một ít rơm, cỏ không có thì tôi phải mua cám cho bò ăn. Nay mai mà nước cạn thì lại đi kiếm cỏ. Cả ba sào cỏ tôi trồng đều mất hết. Bây giờ nhà tôi đi ra ngoài nước vẫn ngập ngang ngực”.
Theo thống kê sơ bộ, trong đợt mưa lũ vừa qua, xã Nam Phương Tiến đã thiệt hại hơn 20.000 con gia cầm, 21 con gia súc, 135 ha thủy sản, 70 ha lúa.
Ông Lê Văn Lanh – Phó Chủ tịch xã Nam Phương Tiến, cho biết: “Hiện nay nước đang rút dần nên bên cạnh việc tổng vệ sinh, khử trùng, chúng tôi huy động lực lượng địa phương hỗ trợ bà con trong quá trình di chuyển tài sản trở lại, di chuyển vật nuôi ra chuồng trại để bà con tiếp tục tái sản xuất.
Đối với những hộ bị thiệt hại gia súc, gia cầm do lũ cuốn trôi, chúng tôi đang tiến hành rà soát nhằm đề nghị cấp trên hỗ trợ. Bên cạnh đó, khuyến khích, khuyến cáo các hộ tiếp tục tái đàn. Hiện nay đối với địa phương, chúng tôi có kế hoạch xuất kinh phí hỗ trợ bà con vật tư, giống cây trồng để bà con tái sản xuất”.
Đánh giá cán bộ, công chức Hà Nội đang quá tải với khối lượng lớn công việc, Hà Nội dự kiến chi hơn 9.930 tỷ đồng/năm để chi thu nhập tăng thêm cho đối tượng này.
Sáng 13/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Trước nhiều ý kiến lo ngại Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đội vốn và chậm tiến độ như đường sắt đô thị, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng đã giải trình những phương án khắc phục tình trạng này.
Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội vào chiều 12/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), các lãnh đạo thành phố Hà Nội đã tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại nhiều quận, huyện.
Tăng nguồn thu cho các đơn vị báo chí là một trong những nội dung được quan tâm tại nghị trường Quốc hội ngày 12/11. Luật Quảng cáo (sửa đổi) đang được xem xét với nhiều nội dung đổi mới, trong đó, đáng chú ý là tăng diện tích quảng cáo trên báo in, thời lượng quảng cáo trên truyền hình.
Công nghệ luôn phát triển, vì thế các giải pháp phải luôn đổi mới để mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho người dân. Đây là yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội, trong cuộc họp giao ban sáng 13/11.
0