Vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh sau mưa lũ
Hiện lực lượng y tế tại các địa phương đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống người dân.
Theo đó, để phòng chống dịch bệnh sau bão lũ, người dân cần chủ động bảo đảm vệ sinh môi trường quanh khu vực mình sinh sống, thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế địa phương; đồng thời, thực hiện ăn chín, uống sôi, phòng tránh bệnh lây qua đường tiêu hóa... để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Tuổi thọ bình quân của Việt Nam những năm gần đây tăng lên, nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi. Trung bình một người cao tuổi hiện phải “chung sống” với 3 bệnh lý phối hợp; chất lượng sống người cao tuổi hiện nay chưa tương xứng với tuổi thọ.
Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, thời gian qua, các cơ sở giáo dục, nhất là cấp tiểu học và mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm các bữa ăn bán trú cho học sinh.
Sở Y tế TP. HCM, Long An, Bình Phước, Gia Lai đồng loạt ra thông báo khẩn về việc bị các đối tượng mạo danh trong việc kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bắt đầu từ 1/10, 30 trung tâm y tế được bàn giao về UBND các quận, huyện, thị xã quản lý. Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân không bị xáo trộn. Sở Y tế Hà Nội vẫn hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các trung tâm y tế về chuyên môn nghiệp vụ.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, thành phố ghi nhận 279 ca mắc sốt xuất huyết (giảm 6 trường hợp so với tuần trước đó). Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã.
2 học sinh trường THCS Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội, đã có dấu hiệu ngộ độc sau khi sử dụng nước ngọt đóng chai được phát miễn phí ở cổng trường.
0