Vì sao 13.400 lượng vàng ‘bị ế’ sau phiên đấu giá 23/4?
Kết thúc phiên đấu thầu ngày 23/4, theo kết quả được NHNN công bố, chỉ có 2 thành viên trong tổng số 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia dự thầu đã trúng thầu 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng.
Theo thông báo vào ngày 19/4/2024, được NHNN công bố rộng rãi trên trang thông tin điện tử, có 15 tổ chức, đơn vị đủ điều kiện tham gia đấu thầu. Tuy nhiên đến ngày diễn ra, chỉ có 11/15 đơn vị tham gia, 4 đơn vị đã không đến.
Thậm chí trước đó vào thứ 2 (22/4), ngày chính thức diễn ra phiên đấu thầu. NHNN cũng đã phải huỷ để chuyển sang ngày thứ 3 (23/4) với lý do không đủ thành viên đăng ký dự thầu và đặt cọc đúng quy định.
Trong phiên đấu thầu đầu tiên sau 13 năm này, phải chăng các doanh nghiệp đang chủ yếu tham dự để quan sát chứ chưa sẵn sàng để tham gia bỏ thầu. Nguyên nhân được nhiều chuyên gia đánh giá là do giá bỏ thầu và khối lượng tối thiểu.
Việc đặt ra điều kiện thầu là hơi bất bình đẳng vì những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mới có đủ điều kiện để tham gia. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam chỉ có 38 đơn vị kinh doanh vàng và thực tế chỉ có 4 đơn vị tham gia. Còn lại là ngân hàng thương mại vì ngân hàng có tiềm lực rất lớn.
PGS. TS Ngô Trí Long - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính).
Thực tế mức giá phát thầu 1 lượng là 81,32 triệu đồng khiến các doanh nghiệp e ngại. Sáng ngày 23/4, khi phiên đấu thầu diễn ra giá mua vào vàng miếng SJC giảm về 79,6 triệu đồng/lượng do ảnh hưởng đà giảm của giá vàng thế giới.
Như vậy mức giá phát thầu của NHNN cao hơn khoảng 1,5 triệu đồng/lượng so với giá mua vào của các đơn vị kinh doanh trên thị trường. Nhân với 1400 lượng là số lượng vàng miếng tối thiểu doanh nghiệp phải đấu thầu, doanh nghiệp sẽ lỗ ít nhất 2,1 tỷ sau phiên. Khối lượng đặt thầu tối thiểu 1.400 lượng cũng là một băn khoăn của các bên mua.
Theo dữ liệu bộ phận kinh doanh vàng, ngoại hối của một ngân hàng, hiện tại nhu cầu tiêu thụ vàng miếng SJC bình quân của toàn thị trường khoảng 200-300 lượng/ngày.
Gần đây khi người tiêu dùng chuyển sang mua vàng nhẫn, sức tiêu thụ vàng miếng có phần chậm lại. Với sức tiêu thụ này, đặt cọc mua ngay 1.400 lượng vàng miếng thì không biết bao giờ mới bán hết. Các chuyên gia cho rằng, khối lượng đặt thầu tối thiểu cần giảm đi để phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng của doanh nghiệp.
Đài Hà Nội đã liên hệ với đại diện Cục quản lý dự trữ ngoại hối, NHNN về tiêu chí đưa ra con số 1.400 lượng là mức tối thiểu đấu thầu cho các tổ chức, đơn vị là gì tuy nhiên chưa nhận được câu trả lời. Giải pháp tổ chức đấu thầu vàng miếng để tăng cung vàng miếng, giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới là bước đi đúng đắn của NHNN.
Tuy nhiên, NHNN cần nghiên cứu để đưa ra mức giá cũng như khối lượng đặt thầu tối thiểu sát với nhu cầu, khả năng thực tế của các doanh nghiệp để những phiên đấu thầu sau sẽ thành công hơn. Ngày mai 25/4, NHNN tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với tổng khối lượng vàng miếng dự kiến đấu thầu tiếp tục là 16.800 lượng.
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất được Tổng cục Hải quan công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đến hết ngày 15/12 đạt trên 747 tỷ USD.
Tổng cục Thuế cho biết cơ quan thuế đã thu hồi gần 4.300 tỷ đồng của 6.500 người nợ thuế qua hình thức tạm hoãn xuất cảnh.
Không khí Giáng sinh đang dần tràn ngập khắp các con phố nhưng sức mua trên thị trường quà tặng Noel năm nay lại không mấy khả quan. Không ít chủ cửa hàng thận trọng nhập hàng do dự đoán tình hình kinh doanh khó khăn.
Dữ liệu của Cơ quan thống kê liên bang Rosstat cho thấy lạm phát ở Nga trong tháng 11 lên tới 1,43%, gần gấp đôi mức tháng 10.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
0