Vì sao cá chết hàng loạt ở hồ Tây?

Do thời tiết chuyển mùa, những ngày gần đây, cá chết nổi trắng nhiều khu vực mặt hồ Tây, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Cá chết tập trung nhiều ở một số khu vực như đường Thanh Niên, Nguyễn Đình Thi, Trích Sài.

Anh Trần Văn Phú (phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ) cho biết: "Cá chết buổi sáng có, nhưng buổi chiều thì còn nhiều hơn và đến chiều tối là nhiều nhất. Mùi hôi thối bốc lên khiến khách của mình không ngửi được và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của cư dân xung quanh".

Chị Lý Thị Kim Oanh (phường Thụy Khuê) kể: "Tôi làm việc ở khách sạn thì khách phản ánh rất nhiều, vì mùi hôi thối nên khách không ở được lâu dài".

Theo công ty thoát nước, hơn 10 ngày nay, mỗi ngày các công nhân thu gom được khoảng 1 tạ xác cá. Cao điểm có ngày 4 - 6 tạ, chủ yếu là cá mè, vận chuyển về bãi rác Nam Sơn xử lý theo quy định.

Anh Nguyễn Huy Khôi, Xí nghiệp thoát nước số 1, cho biết: “Anh em chia ca, nhóm tổ chức vớt cá từ 5h sáng đến 20h. Những ngày trước thì nhiều hơn, giờ cũng đỡ hơn rồi. Chúng tôi vẫn cứ đi tuần và dọn, làm vệ sinh mặt nước. Cá chết 95% là cá mè do không chịu được sự thay đổi thời tiết”.

Đại diện Ban quản lý hồ Tây nhận định, hiện tượng cá chết này thường xảy ra vào dịp tháng 10,11 hàng năm khi thời tiết chuyển mùa. Qua khảo sát sơ bộ, hồ Tây hiện có mức độ đa dạng sinh học thấp, cơ cấu thành phần các loài ngoại lai xâm hại lớn, đặc biệt là lượng cá rô phi và cá mè chiếm đa số.

Những loài cá này sinh sản nhanh, dẫn đến mật độ cá trong hồ dày đặc, ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài thủy sản đặc hữu khác, gây mất cân bằng sinh thái.

Ông Nguyễn Hưng Quốc, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban quản lý hồ Tây, cho biết: “Cá mè có vòng đời ngắn, sinh sản nhanh. Chưa kể còn nhiều loài cá theo phong tục tâm linh, người dân cứ thả phóng sinh vào trong hồ dẫn đến mật độ quá dày. Để khẩn trương khắc phục tình trạng cá chết tại hồ Tây, ngoài tổ chức thu gom, dọn sạch, xử lý theo qui định, quận Tây Hồ đang kiến nghị thành phố thời gian tới cho phép đánh tỉa để giảm bớt mật độ cá nguy hại trong hồ, theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi thủy sản”.

Đồng thời, để đảm bảo vệ sinh môi trường, Ban quản lý hồ Tây phối hợp với UBND, Ban chỉ đạo 197 các phường sẽ tăng cường tuần tra, tuyên truyền, vận động người dân và các hộ kinh doanh xung quanh hồ Tây cam kết đổ rác đúng giờ, đúng nơi qui định và không xả rác xuống hồ.

Với diện tích hơn 500 ha, hồ Tây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất, có chức năng điều hòa không khí, được ví như ‘’lá phổi xanh’’ quý giá của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với mục tiêu khắc phục hạn chế của mô hình truyền thống, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, Hà Nội đã và đang đẩy mạnh việc sắp xếp, tái cấu trúc bộ phận một cửa.

UBND thành phố thống nhất chủ trương triển khai ngay trong giai đoạn 2025 – 2030 bằng nguồn vốn đầu tư công các cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi.

Tại Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là đòi hỏi bức thiết của tình hình thực tiễn hiện nay.

Với mật độ phương tiện đông đúc, cùng chất lượng không khí ô nhiễm như hiện nay, nhiều người đã lựa chọn xe buýt để di chuyển, vừa an toàn vừa sạch sẽ, có nhiều tuyến rất thuận tiện.

Chiều 24/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 đến 28/11, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Sáng nay, 24/11, tại Hội nghị Nghị viện Quốc tế lần thứ 11 vì Bao dung và Hoà bình ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng, đưa ra các đề xuất để cùng nghị viện các nước chung tay xây dựng nền hoà bình, thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm.