Vì sao làn đường xe đạp đầu tiên vắng khách?

Đầu tháng 2/2024, TP. Hà Nội đã chính thức tổ chức thí điểm đưa tuyến đường ven sông Tô Lịch đoạn từ cầu Mọc đến cầu Yên Hòa làm làn đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ. Đây cũng là tuyến đường ưu tiên cho xe đạp đầu tiên ở Hà Nội. Tuy nhiên, khác hẳn với sự mong đợi ban đầu, sau một thời gian triển khai, người dân lại tỏ ra hờ hững với tuyến đường này.

Dù nằm cạnh tuyến đường Láng nhộn nhịp, đường ưu tiên cho xe đạp ven sông Tô Lịch vẫn ít người sử dụng. Kể cả vào giờ cao điểm, chỉ có một vài người lựa chọn đi bộ hoặc đạp xe tại đây còn phần lớn vẫn chọn đường Láng cho việc đi lại.

Bà Nguyễn Thị Phương Dung - Quận Cầu Giấy cho biết: “Lượng người đi xe đạp ít lắm. Cái chỗ chặn kia kìa có chỗ hợp lí có chỗ không hợp lý, cứ phải đi vòng vèo, ví dụ bỏ đi cái cột thì rất thuận tiện."

Có thể thấy đường dành cho xe đạp được tổ chức phân làn hai chiều, rộng rãi, mỗi đầu đều có rào chắn cố định, nhưng trải nghiệm thực tế, nhiều người lại lo ngại khi đạp xe ngay sát sông Tô Lịch, môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn là rèn luyện thể chất. Theo các chuyên gia, để đạt được hiệu quả tối đa khi đưa vào sử dụng những tuyến đường này, yếu tố quan trọng là cần phải nắm được nhu cầu thực tế của người dân.

Vì sao làn đường xe đạp đầu tiên vắng khách?

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh - Hội kiến trúc sư Hà Nội cho biết: “Ở đây có nhiều cái chưa đồng bộ. Thứ nhất là nó không kết nối đến đâu cả. Ví dụ đi xe đạp thì người ta phải đi từ trường học đến bệnh viện, khu dân cư hay tất cả địa điểm mua sắm hay chợ búa thì cái tuyến này nó chỉ đi từ điểm này đến điểm kia. Bên cạnh đó, cái cảnh quan kiến trúc ở đó thì cũng rất là đẹp, bên một dòng sông thoáng đãng nhưng nó lại đang ô nhiễm và ngổn ngang công trường. Những cái hạn chế về môi sinh nên nó không hấp dẫn người dân”.

Qua hơn một tháng thí điểm tuyến đường này, Thanh tra Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội cho biết vẫn cần thời gian theo dõi, đánh giá tình hình giao thông đi lại trên tuyến nếu có những bất cập thì sẽ tham mưu, điều chỉnh cho phù hợp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước tình hình nắng nóng được dự báo có khả năng xuất hiện nhiều và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, trong khí đó, lượng mưa lại suy giảm, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động trong công tác phòng, chống cháy rừng.

Là sự kiện xúc tiến quảng bá du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội, Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 sẽ mang tới cho du khách nhiều trải nghiệm hấp dẫn. Tối 26/4, tại Công viên Thống nhất, Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 đã chính thức được khai mạc.

Chiều 26/4, Phó chủ tịch thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn tới thăm, tặng quà các gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên tại quận Hà Đông nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Kỳ nghỉ lễ, thường mọi người đi chơi xa. Nhưng cũng có người chọn ở lại Hà Nội. Với sự lựa chọn này, liệu họ có những trải nghiệm mới mẻ thú vị ở ngay tại nơi vốn tưởng như đã quá thân thuộc?

Sáng 25/4, tại trường THPT Trương Định quận Hoàng Mai, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông Thành phố, Sở Giao thông Vận tải, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ tổng kết Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" năm 2023, trao giải Cuộc thi viết và trắc nghiệm trên internet đồng thời phát động Chương trình năm 2024.

Thời điểm này, Hà Nội đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng. Cùng với sự khắc nghiệt của thời tiết thì cũng có thể thấy rõ sức nóng của giao thông Hà Nội trong ngày làm việc cuối cùng trước khi bắt đầu bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5. Tình trạng khó khăn về giao thông vào những dịp nghỉ lễ không còn xa lạ với người dân Thủ đô nên nhiều người cũng đã chủ động hơn trong việc lựa chọn cho mình những lộ trình và thời gian di chuyển để tránh chịu cảnh ùn tắc.