Vì sao Mỹ tụt hạng trên bảng xếp hạng hạnh phúc?

Mỹ lần đầu rơi khỏi top 20 quốc gia hạnh phúc thế giới kể từ năm 2012, khi ngày càng nhiều người trẻ không hài lòng với cuộc sống ở nước này.

Công ty Gallup International vừa công bố Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2024 - báo cáo thường niên lần thứ 11. Sự bất hạnh ngày càng gia tăng trong giới trẻ đã khiến Mỹ và một số nước Tây Âu lớn tụt hạng về chỉ số phúc lợi toàn cầu, trong khi các quốc gia Bắc Âu vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu.

Mỹ lần đầu tiên rớt khỏi top 20, tụt xuống vị trí thứ 23 từ vị trí thứ 15 năm ngoái, do cảm giác hạnh phúc của người Mỹ dưới 30 tuổi giảm mạnh. Một trong số những nguyên nhân của việc này là sự căng thẳng do lạm phát.

Mỹ lần đầu tiên rớt khỏi top 20 vào năm ngoái do cảm giác hạnh phúc của người Mỹ dưới 30 tuổi giảm mạnh

"Tôi nghĩ vì cuộc sống hiện tại quá đắt đỏ và đối với rất nhiều người, tình hình tài chính quyết định việc họ có hạnh phúc hay không. Sẽ rất khó để hạnh phúc nếu bạn cứ phải chật vật về vấn đề tài chính. Vì vậy, tôi nghĩ đó là lý do tại sao ở đây thật khó khăn'' - một người dân Mỹ cho biết.

Ngoài lạm phát, những áp lực xã hội, cơ hội việc làm giảm sút cùng gánh nặng nợ sinh viên cũng là lí do để nhiều người cảm thấy ít hạnh phúc hơn.

Nhiều người Mỹ cảm thấy ít hạnh phúc hơn

Anh Jonathan Aguilar, sinh viên đại học, cho biết: "Khi tôi tốt nghiệp trung học, ban đầu tôi chỉ muốn rời khỏi Mỹ. Tôi muốn đến Đức. Rất nhiều người trong chúng tôi phải nghĩ đến khoản nợ sinh viên để đi học đại học so với các nước như Đức hay Ba Lan, tôi nghĩ điều đó cũng góp phần lớn vào giảm chỉ số hạnh phúc".

Trong khi bảng xếp hạng toàn cầu về mức độ hạnh phúc của những người từ 60 tuổi trở lên sẽ xếp Mỹ ở vị trí thứ 10 thì riêng đánh giá cuộc sống của những người dưới 30 tuổi đánh tụt Mỹ xuống vị trí thứ 62.

Những phát hiện này trái ngược với nhiều nghiên cứu trước đây về hạnh phúc, cho thấy con người hạnh phúc nhất ở thời thơ ấu và đầu tuổi thiếu niên, rồi sau đó giảm xuống mức thấp nhất ở tuổi trung niên, sau đó tăng lên khi nghỉ hưu. Thế hệ Millennials và các nhóm tuổi trẻ hơn ở Bắc Mỹ có nguy cơ cảm thấy cô đơn cao hơn đáng kể so với các nhóm tuổi lớn hơn.

Nhiều quốc gia có mức cải thiện phúc lợi lớn nhất lại là các nước ở Trung và Đông Âu. Tại các nước Bắc Âu, người trẻ cho biết chất lượng cuộc sống tốt hơn đáng kể so với người lớn tuổi, ít nhất là ngang bằng.

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới hàng năm được đưa ra từ năm 2012 để hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, dựa trên dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Gallup của Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Michael Smith, một nhạc sĩ 52 tuổi ở Bắc Carolina, Mỹ, đang phải đối mặt với cáo buộc liên bang vì tổ chức một vụ lừa đảo tinh vi liên quan đến trí tuệ nhân tạo.

Những người ủng hộ cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã tràn xuống đại lộ chính của Sao Paulo để tham gia cuộc biểu tình trong ngày Độc lập, sau khi chính phủ nước này chặn nền tảng X của tỷ phú công nghệ Elon Musk, một lệnh cấm mà họ cho rằng vi phạm quyền tự do ngôn luận.

Hãng tin Reuters ngày 9/9 dẫn lời chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, Chuẩn tướng Fazlollah Nozari bác bỏ thông tin của phương Tây về việc nước này chuyển giao tên lửa cho Nga.

Đài RT của Nga dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết Ukraine đã chịu tổn thất lớn trong cuộc tấn công vào vùng Kursk, mất hàng nghìn binh lính và thiết bị quân sự.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút. Ngày mai (10/9), theo giờ địa phương, ứng cử viên đảng Cộng hòa - ông Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ - bà Kamala Harris sẽ có cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên, kể khi Tổng thống Joe Biden rời cuộc đua vào Nhà Trắng hồi cuối tháng 7.

Hãng tin Ukrinform của Ukraine dẫn lời Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế nước này cho biết tháng 7/2024, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ukraine tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước.