Vì sao ngoại thành chưa có nhiều nhà chờ xe buýt?

Sau hơn 15 năm phát triển mạnh về số lượng tuyến, số lượng đầu phương tiện, Hà Nội hiện vẫn chưa có được hệ thống hạ tầng đáp ứng được với tốc độ phủ sóng của xe buýt. Đặc biệt, càng xa khu vực trung tâm thành phố, số lượng nhà chờ xe buýt càng ít dần.

Đã thiếu nhiều nhà chờ che mưa nắng, mà rất nhiều điểm dừng xe buýt ở khu vực các xã ngoại thành hiện xuống cấp nghiêm trọng. Đáng nói, có những nơi nhà dân ven đường bán quán nước còn tự ý nhổ biển chờ xe buýt mang về cắm ở khu vực nhà mình để thu hút khách, vì vậy nhiều điểm dừng nằm giữa các hàng nước ven đường, ảnh hưởng tới người đứng chờ xe.

Một trong những khó khăn khiến việc nâng cấp, phát triển hệ thống điểm dừng chờ xe buýt nói chung trên địa bàn thành phố, đặc biệt ở các vùng ngoại thành là thiếu kinh phí. Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh khó khăn về nguồn vốn, Hà Nội buộc phải tập trung phát triển một phần hệ thống nhà chờ trong nội thành để đáp ứng nhu cầu cho khu vực có mật độ dân cư và giao thông cao nhất. Đồng thời, tìm cách giải quyết dần dần những bất cập cho khu vực ngoại thành, nơi không chỉ thưa thớt dân cư hơn, ít tuyến xe buýt đi qua hơn mà giá trị kinh tế khai thác được từ hệ thống điểm dừng nhà chờ xe buýt cũng hạn chế hơn nội thành rất nhiều.

Khu vực ngoại thành hiện có gần 2450 điểm dừng trong tổng số gần 3780 điểm dừng trên địa bàn thành phố. Trong đó chỉ có 21 điểm có nhà chờ (chiếm chưa tới 1/1.000). Ở khu vực ngoại thành, tỷ lệ người dân có thể tiếp cận xe buýt trong phạm vi dưới 500m (kể từ nơi ở) còn thấp, số lượng điểm dừng xe buýt có nhà chờ tỷ lệ cũng rất thấp. Để đạt mục tiêu phát triển vận tải công cộng bằng xe buýt, giảm phương tiện cá nhân trên phạm vi toàn thành phố, ngoài việc phát triển số tuyến, số lượng đầu xe, tăng độ phủ sóng, thì công tác xây dựng hệ thống nhà chờ đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn và là bài toán đặt ra cho các nhà quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị cần có lời giải chính xác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này đã đề xuất những chính sách nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển đô thị theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm.

Khu phố cổ Hà Nội luôn là địa điểm thu hút du lịch đặc biệt của thành phố Hà Nội. Nhiều công trình đã được chỉnh trang, cải tạo để phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời thúc đẩy hình thành các không gian sáng tạo mới của Thủ đô.

Tại thành phố Hà Nội, loại xe Jeep, U-oát hoạt động chở khách du lịch nước ngoài. Sau khi lực lượng chức năng đã ra quân tổng kiểm tra, các lỗi vi phạm chủ yếu như dừng, đỗ không đúng quy định đã được kiểm soát tốt.

Dự án này đã được Thành phố Hà Nội đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của thành phố giai đoạn 2024-2025 và giai đoạn 2026-2030.

Hiện nay, tất cả bộ phận một cửa các cấp trên địa bàn TP. Hà Nội đã thực hiện các giải pháp để thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt đối với hồ sơ thủ tục hành chính.

Đầu tháng 6 vừa qua, Hà Nội đã bắt đầu thí điểm phân loại rác tại nguồn nhằm rút ra những kinh nghiệm để vướng ở đâu, gỡ ngay ở đó, tiến tới triển khai đồng loạt trên toàn thành phố.