Vì sao phải tạm lấp 6.500 m2 hồ Đống Đa?

UBND quận Đống Đa đang thực hiện dự án cải tạo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cảnh quan hồ Đống Đa (hay còn gọi là hồ Hoàng Cầu). Nhiều người dân bất ngờ và lo ngại khi đơn vị thi công san lấp khiến diện tích mặt hồ bị thu hẹp.

Một khu vực công trường hiện đang được đổ cát, đóng cọc bê tông với khoảng 3.000 m2 lấn ra diện tích mặt nước. Gần đó cũng là một khu vực lấn hồ khác với diện tích khoảng 3.500 m2. Đại diện nhà thầu cho biết đây là phương án khả thi khi thi công các hạng mục đua ra mặt hồ và cam kết sẽ hoàn trả mặt bằng khi hoàn thành dự án.

Ông Trần Đăng Bái, Chỉ huy trưởng công trình (Vinaconex), cho hay: "Đơn vị thi công và chủ đầu tư đã nghiên cứu nhiều phương án, nhưng quanh hồ Đống Đa đều là đường phố, không có vị trí tập kết vật liệu nên phải tạm lấn chiếm lòng hồ. Việc tạm lấn chiếm diện tích mặt nước đã có sự chấp thuận của Sở Xây dựng và Công ty Thoát nước Hà Nội. Ngoài ra, trước khi thi công, đơn vị đã thông báo tới chính quyền và nhân dân các phường quanh hồ. Sau khi hoàn thiện dự án, nhà thầu sẽ hoàn trả nguyên trạng diện tích mặt nước hồ".

Đơn vị thi công san lấp khiến diện tích mặt hồ bị thu hẹp.

Để phục vụ thi công giai đoạn một dự án cải tạo hồ Đống Đa, hiện có hai vị trí tạm lấn ra hồ, đều nằm trên phố Hoàng Cầu, là khu tập kết vật liệu, làm đường công vụ và khu xây dựng sân khấu nổi ngoài trời, với tổng diện tích 6.500 m2.

Ở giai đoạn tiếp theo, nhà thầu sẽ thi công khu vui chơi trẻ em, khu thể dục thể thao cho người già phía hồ giáp phố Đặng Tiến Đông và điểm check in đua ra ngoài hồ trên phố Mai Anh Tuấn. Quận Đống Đa khẳng định các điểm nhấn cảnh quan trên không làm mất mỹ quan, diện tích đua ra chiếm chưa đến 5% tổng diện tích toàn hồ và không làm thay đổi thể tích hồ.

Ông Trương Minh Quang, Trưởng phòng Quản lý đô thị - UBND quận Đống Đa, cho biết: "Không có các công trình che lấp không gian mặt nước, phần sân khấu nổi và đường dạo là hạ tầng kỹ thuật nên không làm ảnh hưởng đến cảnh quan. Việc cải tạo tuân thủ tiêu chí không ảnh hưởng đến diện tích mặt hồ, chỉ cải tạo đồng bộ vỉa hè, cây xanh, thoát nước chiếu sáng, tận dụng không gian làm lối đi dạo quanh hồ, tạo điểm nhấn cảnh quan đô thị".

Hồ Đống Đa rộng khoảng 12,5 ha, chiều dài kè hồ 1.900 m. Hạ tầng của hồ được xây dựng từ năm 2008, hiện đã xuống cấp. Từ tháng 7/2024, quận Đống Đa khởi công cải tạo hồ với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng. Các hạng mục chính gồm chỉnh trang toàn bộ vỉa hè xung quanh, nâng cấp đường dạo, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật.

Đồng thời, bổ sung thêm một số điểm nhấn cảnh quan đua ra phía hồ bằng phương án sử dụng hệ dầm sàn bê tông cốt thép trên nền cọc bê tông cốt thép dự ứng lực. Khu vực bán đảo hồ cũng nằm trong tổng thể quy hoạch. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào tháng 9/2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng kiến hỗ trợ người yếu thế thực hiện thủ tục hành chính tại nhà đang triển khai tại 18/18 phường thuộc quận Hai Bà Trưng đã mang lại hiệu quả tích cực, được người dân đánh giá cao.

UBND quận Đống Đa đang thực hiện dự án cải tạo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cảnh quan hồ Đống Đa (hay còn gọi là hồ Hoàng Cầu). Nhiều người dân bất ngờ và lo ngại khi đơn vị thi công san lấp khiến diện tích mặt hồ bị thu hẹp.

Cung Thiếu nhi Hà Nội sẽ tiếp tục đổi mới, có bước đột phá về chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần giáo dục toàn diện cho lớp măng non của Thủ đô, xứng đáng là “nơi chắp cánh ước mơ để tuổi thơ bay xa”.

Chiều 21/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Diễn ra từ ngày 19-22/9, Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 là một sự kiện quy mô lớn, được đầu tư bài bản, góp phần khẳng định thương hiệu du lịch Thủ đô.

Tại các khu đô thị lớn đất chật người đông, ở chung cư cao tầng là lựa chọn của nhiều gia đình, tuy nhiên đâu đó vẫn còn những cư dân thiếu ý thức, làm rơi đồ vật từ tầng cao, gây phiền hà, thậm chí nguy hiểm cho người khác.